Project-Based Learning và Problem-Based Learning là gì ?

18:01 11/12/2012

Project-based learning – Học qua dự án là một phương pháp học tập dựa trên việc giao một dự án cho người học và cần sự hợp tác với nhau để tạo nên một sản phẩm, một bài thuyết trình hoặc dạng thể hiện nào đó hoàn thành cuối môn học.

Hai đặc điểm không thể thiếu của project-based learning là: (01) những câu hỏi gợi mở đến vấn đề, động viên người học và (02) sản phẩm của người học đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Những tính chất quan trọng của project-based learning, theo Hiệp hội quốc tế về Công nghệ trong Giáo dục (ISTE), bao gồm:

  • Người học thực hiện dự án phù hợp với mong muốn và năng lực của mình.
  • Người học tổng hợp và phân tích thông tin, khám phá và báo cáo kết quả tìm hiểu được.
  • Người học tiến hành nghiên cứu, sử dụng các nguồn thông tin đa dạng.
  • Dự án được yêu cầu thực hiện trên đa lĩnh vực và kiến thức khác nhau.
  • Người học phải phối hợp một cách rộng rãi kiến thức và kỹ năng.
  • Dự án kéo dài trong một khoảng thời gian đáng kể.
  • Dự án bao gồm thiết kế và phát triển một sản phẩm, một bài thuyết trình hay kết quả thực hiện mà người khác có thể xem được hoặc dùng được.
  • Bối cảnh cho vấn đề mục tiêu rộng hơn bài học trên lớp.
  • Việc hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho dự án được định hướng bởi các mục tiêu giảng dạy.

Problem-based learning – Học qua vấn đề là phương pháp học tập trong đó người học làm việc theo nhóm điều tra nghiên cứu và giải quyết một vấn đề dựa trên các tình huống và các trường hợp thực. Các bước của problem-based learning bao gồm:

  • Xác định vấn đề là gì;
  • Đưa ra tình trạng cụ thể của vấn đề;
  • Chỉ ra các thông tin cần thiết;
  • Chỉ ra các nguồn có thể tìm kiếm những thông tin đó;
  • Phát triển các giải pháp khả thi;
  • Phân tích và đưa giải pháp tốt hơn;
  • Trình bày giải pháp cuối cùng, bằng bài nói hoặc viết.

Project-based learning và problem-based learning có rất nhiều điểm chung, cả hai phương pháp này đều có các đặc điểm sau:

  • Bao gồm các vấn đề và tình huống có thật.
  • Dựa trên các mục tiêu giáo dục thực tế.
  • Bao gồm đánh giá trong suốt quá trình và đánh giá kết quả cuối cùng.
  • Người học là trung tâm và giáo viên hỗ trợ.
  • Cần sự tham gia và động viên tích cực.
  • Đa lĩnh vực.
  • Nâng cao kỹ năng nghiên cứu và giải quyết vấn đề của người học cũng như khả năng làm việc nhóm.

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai phương pháp này là ở khía cạnh ứng dụng: Problem-based learning tập trung vào vấn đề và tiến trình, trong khi đó project-based learning tập trung vào sản phẩm, thành quả.

FPT Mạng cá cược bóng đá dịch thuật từ Education Week 

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận