Tìm hiểu cấu trúc thư mục Project Android

10:33 18/05/2022

Một thư mục Project Android bao gồm những gì? Nếu còn thắc mắc câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây. 

Khi tạo một ứng dụng bằng Android Studio thì bạn sẽ nhận được cấu trúc thư mục project sẽ giống như hình dưới đây.

Project của ứng dụng Android sẽ chứa nhiều loại app modules, source code files và resource files khác nhau. Ta sẽ khám phá tất cả các thư mục và file ở dưới đây.

Thư mục Java

Thư mục này sẽ chứa tất cả các file mã nguồn java ( .java ) mà chúng ta sẽ tạo trong quá trình phát triển ứng dụng, bao gồm cả mã JUnit test code. Bất cứ khi nào tạo bất kỳ project / ứng dụng mới nào, file lớp MainActivity.java sẽ tự động tạo trong package là locnv27.fpoly.customedittext, giống như dưới đây.

Thư mục res (Resources)

Đây là một thư mục quan trọng sẽ chứa tất cả các resource không phải code, chẳng hạn như ảnh bitmap, UI strings, XML layouts như hiển thị bên dưới.

Thư mục layout (res/layout)

Thư mục này sẽ chứa tất cả các file XML layout đã sử dụng để xác định Giao diện người dùng của ứng dụng. Sau đây là cấu trúc của thư mục layout.

Thư mục Mipmap (res / mipmap)

Thư mục này sẽ chứa các biểu tượng ứng dụng/laucher được sử dụng để hiển thị trên màn hình chính. Các loại biểu tượng sẽ có tỷ trọng khác nhau như hdpi, mdpi, xhdpi, xxhdpi, xxxhdpi, để sử dụng dựa trên kích thước của thiết bị.

Sau đây là cấu trúc của thư mục mipmap.

Thư mục Manifests

Thư mục này sẽ chứa một file Manifest ( AndroidManifest.xml ) cho ứng dụng Android. File manifest này sẽ chứa thông tin về ứng dụng, chẳng hạn như android version, access permissions, metadata, v.v và các component của ứng dụng. File manifest sẽ hoạt động như một trung gian giữa hệ điều hành Android và ứng dụng.

Sau đây là cấu trúc của thư mục mainfests.

Gradle Scripts

Trong Android, Gradle là công cụ build hệ thống và Gradle được tích hợp sẵn vào Android Studio, và được điều khiển một cách tự động thông qua Android Studio.

Trong gradle có build.gradle (Project) và build.gradle (Module) được sử dụng để build các cấu hình áp dụng cho tất cả các module ứng dụng hoặc dành riêng cho một mô-đun ứng dụng.

Sau đây là cấu trúc của Gradle Script .

Chúc các bạn học tốt và nắm vững kiến thức về cấu trúc thư mục Project Android thông qua bài viết vừa rồi!

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận