Đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngành Quan hệ công chúng (PR) đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, thu hút được sự yêu thích của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về nó, nếu cảm thấy hứng thú với ngành học này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin thú vị nhé!
Quan hệ công chúng (PR) – Nghề thổi hồn cho thương hiệu
PR là viết tắt của cụm từ Public Relations có nghĩa là Quan hệ công chúng là một hoạt động được lên kế hoạch và kéo dài liên tục để thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng. PR đảm nhiệm việc duy trì hình ảnh tích cực và mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức và những người có ảnh hưởng tới lợi ích của tổ chức. Có thể hình dung PR như một “nhà ngoại giao” giúp thắt chặt mối quan hệ và dung hòa lợi ích hai bên.
Đối với các doanh nghiệp, PR đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động marketing của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp trong việc hợp tác, giữ cho thương hiệu luôn có một hình ảnh trong sạch, tạo thiện chí từ phía công chúng để từ đó phát triển, nâng tầm thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường. Chính vì vậy, người ta còn ví nghề PR chính là nghề thổi hồn cho thương hiệu.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, với sự phát triển của các nền tảng công nghệ số 4.0 chính là tiền đề để ngành PR ngày càng phát triển mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn hầu hết các Quốc gia trên thế giới. Sự xuất hiện của hàng loạt các công ty về truyền thông và quảng cáo đã khiến nhu cầu về nguồn nhân lực ngày một gia tăng khi hầu hết các doanh nghiệp đều đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu với chất lượng cao và đã qua đào tạo.
Học PR ra trường sẽ làm gì?
Khi theo đuổi ngành PR, các bạn sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức tổng hợp về Marketing và Truyền thông. Bên cạnh đó, các bạn sẽ được trải nghiệm và trau dồi các kỹ năng như : tổ chức sự kiện, xây dựng và quản trị các chiến dịch truyền thông, truyền thông nội bộ, truyền thông đa phương tiện, truyền thông tích hợp, kỹ năng viết báo,…Kỹ năng mềm và ngoại ngữ cũng là một trong những yếu tố giúp ích cho những sinh viên ngành PR có thể dễ dàng làm chủ công việc, tự tin thể hiện bản thân.
Sau khi tốt nghiệp, với ưu điểm vượt trội về kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và ngoại ngữ sinh viên tự tin thực hiện tốt công việc tại các vị trí sau:
- Chuyên viên PR & Marketing
- Chuyên viên Chăm sóc khách hàng
- Chuyên viên truyền thông đối ngoại và đối nội
- Chuyên viên tổ chức sự kiện
- Chuyên viên phân tích và tư vấn Truyền thông (PR)
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường (Market Research Agency)
- Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu.