infonet.vn – Không học đại học thì chết ngay ư? Các bạn học để tự lập, sao không tự lập ngay đi? Tin tôi đi, vài năm đi làm trước khi tiếp tục học không bao giờ phí phạm đâu. Thậm chí còn là nền tảng làm các bạn lớn vọt lên có điều kiện theo học đại học đấy.
Hôm thứ Sáu vừa rồi, tôi nhận được một cuộc gọi từ số lạ, hóa ra là anh bạn nhỏ người Mông, tên Vừ Mí Sơn, học lớp 12. Cả mùa hè rồi, Sơn đã ra làm thuê, phát cỏ, đào ao cho tôi. Câu đầu tiên đã là: “Chú ơi, Chủ nhật chú có việc gì không cho cháu ra làm với”. Chú nhóc mới mua được cái điện thoại hơn 300 nghìn, trước thì toàn lấy số của bố gọi.
Tôi rất ưng chú nhóc, nói vậy thôi chứ trừ cái mặt non choẹt ra thì thân thể đã cao lớn và cường tráng. Vừ Mí Sơn luôn rất chăm chỉ, 2 tháng hè không nghỉ làm ngày nào. Tôi hỏi: “Lấy lương 9 triệu sẽ làm gì?”, Sơn chỉ cười: “Cháu mua sách năm học này”. Hỏi: “Có thi đại học không?”, cười: “Cháu không biết có đỗ nổi không”. Hỏi: “Đỗ có tiền đi học không?”, cười: “Cháu lại đi làm thuê”.
Tôi tin, với thái độ sống này, chú nhóc sẽ thành công trong đời.
Cứ đến tầm này hàng năm, hễ mở báo mạng ra, là chúng ta rất dễ bắt gặp những hàng title kiểu: “Giấc mơ giảng đường đại học xa vời với thí sinh đạt 25 điểm”, “Nam sinh mồ côi đạt 27 điểm không có tiền nhập học”, “Bố cặm cụi nhặt rác gom từng đồng lẻ cho con vào đại học”…. Và đến phần bình luận của độc giả thì: “nhà nước đâu mà để người nghèo hiếu học không có tiền di học?”, “Xây hàng trăm công viên, quảng trường, tượng đài sao bằng đầu tư cho người nghèo hiếu học?”.
Và phong trào quyên tiền từ thiện lại nổi lên.
Thật ngán ngẩm. Đành rằng việc tôn trọng sự học là truyền thống đáng gìn giữ ở một nước Á Đông như Việt Nam. Nhưng ở thế kỷ 21, người ta có hàng ngàn lối đi để thành công, và học đại học chỉ là một trong những lối đó.
Tôi có nhiều người bạn thành công mà chẳng hề qua đại học, nhưng chỉ nói chuyện vài câu đã kính nể tri thức của họ. Và cũng có nhiều người bạn khác, thành công chả hề liên quan gì đến lĩnh vực họ học trong trường đại học. Và cũng nhiều bạn học khá trong trường đại học học nhưng rồi thất nghiệp dài lê thê hoặc tự coi mình là thất bại trong sự nghiệp. Ai đó vẫn thường nói sự học để thành công là một quá trình ngoài đời, không trường đại học nào dạy cả. Tất cả họ đều công nhận một điều: được học là tốt, nhưng học trong trường lớp không đảm bảo thành công , cả sự nghiệp lẫn làm người. Và họ, mãi sau này, mới nhận ra rằng, học ở đâu cũng được, chả cứ trường đại học.
Không học đại học thì chết ngay ư?
Lối giáo dục coi Đại học là cánh cổng duy nhất để bước vào đời sẽ đưa tư duy cuồng bằng cấp thành xương sống của nền học thuật quốc gia, và rồi hệ quả tất yếu là chuyện “buôn ghế” giành lấy một chỗ ngồi.
Lối giáo dục coi Đại học là con đường đổi đời nhanh chóng lại càng sai lầm. Tích lũy kiến thức, tư duy, kỹ năng để từ một anh nông dân móng tay vàng nước phèn thành một anh cổ cồn trắng tinh tế thưởng thức rượu vang, nghe nhạc thính phòng tại một khách sạn 5-6 sao cần vài chục năm miệt mài, thậm chí cần hàng chục thế hệ chứ không chỉ là bộ quần áo, ví tiền và cái bằng đại học.
Buồn cười là ít lâu nữa, khi hoa phượng nở đỏ trời, là đề tài thừa thầy thiếu thợ, hàng mấy trăm ngàn kỹ sư cử nhân ra trường ngơ ngác thất nghiệp, không thể kiếm được việc làm trong khi lực lượng lao động tay nghề cao thì hiếm như sao buổi sớm.
Để kích thích và rèn luyện khả năng tự chủ, tự lập, ý tưởng “những ai muốn theo học đại học”, ngoài thi đỗ, phải có vài năm tự lập trong môi trường không gần bố mẹ ví dụ như vào chùa ở Thái Lan, hay đi nghĩa vụ quân sự tại Hàn Quốc… cũng là điều nên suy nghĩ.
Nếu các bạn trẻ có sức học trung bình, không có khả năng vào đại học với nghề mình thích, không nên cố sức bằng mọi giá để lấy tấm bằng đại học, hãy làm một người thợ giỏi, tập trung học và phát triển nghề nghiệp yêu thích còn hơn dành 4 – 5 năm tuổi trẻ, để rồi ra trường lại bắt đầu đi học nghề.
Hãy suy nghĩ kỹ, các bạn trẻ tuổi 18, chọn con đường thực tế, phù hợp với bản thân để giúp đỡ bản thân, gia đình và xã hội. Nếu không, e rằng ngày mà các bạn “con nhà có điều kiện” phải nhìn chú nhóc người Mông vượt qua mình không còn xa đâu.
Xuân Đôn
(BQL Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn)
Theo //infonet.vn/
Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá – Nơi ươm mầm đam mê nghề nghiệp của bạn.
Với triết lý đào tạo “Thực học – Thực nghiệp”, Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá tập trung đào tạo cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng thực hành trong công việc. Chương trình học 70% thực hành, giáo trình chuẩn quốc tế cùng sự dẫn dắt của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành, 100% sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá ra trường làm được việc. Theo thống kê từ bộ phận Quan hệ doanh nghiệp, trên 95% sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm với thu nhập trung bình từ 4-8 triệu/tháng trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp. Nhiều bạn trẻ có việc làm ngay cả khi chưa cầm bằng tốt nghiệp trên tay.
Các chuyên ngành tuyển sinh 2016:
- Khối ngành Công nghệ thông tin
- Thiết kế website
- Lập trình máy tính – Thiết bị di động
- CNTT – Ứng dụng phần mềm
- Thiết kế đồ họa
- Khối ngành Kinh tế – Kinh doanh
- Kế toán doanh nghiệp (chỉ tuyển sinh ở TP. Hồ Chí Minh)
- QTDN – Marketing & sales
- TMĐT – Digital & Online Marketing (chỉ tuyển sinh ở Hà Nội – Tây Nguyên – TP. Hồ Chí Minh)
- QHCC – PR & Tổ chức sự kiện (chỉ tuyển sinh ở Hà Nội – Đà Nẵng – TP. Hồ Chí Minh)
- Khối ngành Du lịch – Lữ hành – Nhà hàng – Khách sạn (chỉ tuyển sinh ở Đà Nẵng – TP. Hồ Chí Minh)
- Hướng dẫn viên du lịch
- Quản trị lữ hành
- Quản trị nhà hàng
- Quản trị khách sạn
Các cơ sở đào tạo Hà Nội – Đà Nẵng – Tây Nguyên – TP. Hồ Chí Minh
Điều kiện xét tuyển: Chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Có thật là chỉ cần tốt nghiệp trung học phổ thông không ạ…. e đang học lớp 12 nhưng chưa chọn được mục tiêu hay trường nào nhưng lại rất thích các ngành về công nghệ vi tính
Mến chào em,
FPT Mạng cá cược bóng đá hiện đang tuyển sinh theo hình thức xét tuyển, theo đó chỉ cần tốt nghiệp THPT là em đã đủ điều kiện trở thành sinh viên của trường rồi nhé. Nói về CNTT, FPT Mạng cá cược bóng đá là trường Cao đẳng rất có uy tín trong đào tạo khối ngành này, áp dụng triết lý đào tạo “Thực học – Thực nghiệp”, đào tạo qua dự án nên việc học của em sẽ rất thú vị, được thực hành tới 70% để có kinh nghiệm và làm được việc sau khi ra trường. Em có thể cân nhắc theo học tại đây nhé!