Từ những thập niên về trước khi nói đến ngành Kỹ thuật cơ khí thì không mấy người biết tới ngành này nhiều. Tuy nhiên, ngày nay ngành Kỹ thuật cơ khí đang phát triển và bùng nổ mạnh mẽ và trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nước nhà.
Ngành Kỹ thuật cơ khí đóng vai trò nền tảng và nó hiện diện hầu hết trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Chính vì thế xu hướng phát triển khoa học và kỹ thuật công nghệ cơ khí chế tạo đang được mọi người hết sức quan tâm và được nhà nước đầu tư phát triển nó.
Sau gần 20 năm mở cửa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên Thế Giới càng ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí làm cho lĩnh vực này ngày càng phát triển mạnh hơn đúng với tiêu chuẩn quốc tế. Nhìn tổng thể là vậy nhưng thành công này cũng chính là sự nỗ lực không ngừng của các cá nhân tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này họ không ngừng học hỏi bổ xung cho mình những kiến thức mới trong ngành Kỹ thuật cơ khí và thành công này còn có phần rất lớn của nhà nước ta đã đầu tư tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các cá nhân học tập và các tổ chức đầu tư tại việt nam.
Nhìn tổng thể nền kinh tế hiện nay và sự đổi mới ngày càng mạnh mẽ của đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì ngành Kỹ thuật cơ khí chế tạo đóng vai trò hết sức quan trọng tạo đà cho đất nước phát triển góp phần xây dựng lên những công trình vĩ đại cũng chính vì vậy mà ngành Kỹ thuật cơ khí trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa và là một ngành mũi nhọn trong tương lai được mọi người quan tâm.
Theo chiến lược phát triển ngành Kỹ thuật cơ khí Việt Nam trước đây, sẽ có 8 nhóm sản phẩm trọng điểm được chú trọng phát triển. Bao gồm thiết bị toàn bộ, máy động lực, máy móc nông nghiệp, phương tiện giao thông, máy công cụ, máy móc phục vụ ngành xây dựng, đóng tàu và thiết bị điện. Nhưng cho đến nay, chỉ có công nghiệp đóng tàu và chế tạo thiết bị điện thực hiện được định hướng chiến lược. Còn các nhóm ngành khác vẫn đang ì ạch. Từ đầu năm đến nay, nhiều nhà máy cơ khí cũng đã tạm ngừng hoạt động do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.
Hiện Kỹ thuật cơ khí tại Việt Nam vẫn còn đơn giản, lạc hậu, trình độ kém hơn khoảng 2-3 thế hệ so với khu vực. Mặt khác, phần lớn thiết bị qua nhiều năm sử dụng đã lạc hậu về tính năng kỹ thuật, độ chính xác kém, thiếu phụ tùng thay thế, thiếu vốn để đầu tư đổi mới, nâng cấp.
Trong khi đó, ở một số nước như Nhật hay Hàn Quốc, để xây dựng ngành Kỹ thuật cơ khí, chính quyền sẽ tiên phong đầu tư công trình, sau đó mới cổ phần hóa, tư nhân hóa để tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của toàn ngành. Đồng thời, ngành cơ khí cũng cần đội ngũ lao động tay nghề cao.
Thế nhưng hiện nay, có không ít doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đang rơi vào tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, nhất là thợ có tay nghề cao. Lý do là hệ thống giáo dục chưa chú trọng đến việc đào tạo nhân lực cho ngành này.
Hiện nay ngành cơ khí có rất nhiều lĩnh vực ngành nghề vậy chúng ta làm gì? Học những gì để phù hợp với nó? Nếu bạn xác định bạn sẽ theo Kỹ thuật cơ khí thì điều đầu tiên các bạn cần làm là phải xác định đúng chuyên ngành cơ khí bạn theo( Cơ khí chế tạo, hàn, máy tàu biển, thiết kế thân vỏ tàu…) để bạn có định hướng đầu tư cho nó. Thứ hai bạn cần có sự tỉ mỉ và chăm chỉ bởi vì việc mày mò từng chi tiết máy, kiên nhẫn với những vấn đề từ nhỏ tới lớn gặp phải là điều phổ biến trong cuộc sống Kỹ sư cơ khí. Thứ ba bạn nên lựa chọn sẵn cho mình một nơi để làm việc, vì ngành này hiện nay đang rất được săn đón nhưng thiếu nhân lực kỹ thuật cao. Vì vậy, hãy đề ra mục tiêu cho mình và đi theo nó.
Nói tóm lại có rất nhiều điều bạn cần phải tính toán cho nghề nghiệp của mình nhưng bạn phải hiểu rõ bản thân mình cần gì? Ngành nào phù hợp với mình? Thị trường lao động đang cần gì? Sau khi bạn giải quyết xong vấn đề này bạn hãy lên cho mình một kế hoạch thật tốt cho tương lai.
Cao đẳng FPT đào tạo kỹ thuật cơ khí với chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo, cải tiến các sản phẩm cơ khí. Khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất… Tham khảo thêm về ngành Kỹ thuật cơ khí tại đây!