Youtube và cú bắt tay “triệu đô” với Shopify – Chính thức bước chân vào lĩnh vực thương mại điện tử

15:03 23/09/2022

Không bỏ qua cơ hội “chen chân” vào cuộc chiến thương mại điện tử (E-Commerce), Youtube cũng chính thức hợp tác với Shopify chuẩn bị cho một thương vụ lớn cho phép người dùng mua hàng trực tiếp khi xem video. 

Thời đại 4.0 lên ngôi cũng là lúc mua sắm online trở nên phổ biến trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Thay vì phải tốn thời gian chạy ra các cửa hàng trực tiếp cách nhà vài con phố, khách hàng giờ đây hoàn toàn có thể ngồi nhà và đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử, sau đó nhận hàng một cách đơn giản mà không phải di chuyển xa xôi. Các cửa hàng online với đa dạng mẫu mã, giá hợp túi tiền cùng với dịch vụ vận chuyển phong phú hoàn toàn có thể “soán ngôi” việc mua sắm truyền thống. Đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, đặt hàng trên mạng dường như đã trở thành thói quen thường ngày của nhiều khách hàng.

Cuộc chiến thương mại điện tử (e-commerce) ngày càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự xuất hiện của những “ông lớn” như Shopify, Amazon, eBay, Shopee và mới nhất là TikTok. Không muốn trở nên ngoại lệ, Youtube cũng đã chính thức bắt tay với Shopify để chuẩn bị cho hình thức cho phép người dùng mua hàng trực tiếp khi xem video.

Mua sắm online được kì vọng sẽ giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn chỉ với vài cú click chuột.

Sự bùng nổ mạnh mẽ của thương mại điện tử

 Số hoá và công nghệ thông tin biến thế giới trở nên hiện đại hơn. Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên số với điện thoại, laptop và các thiết bị điện tử thông minh giúp cho việc mua sắm tiện lợi và dễ dàng. Thương mại điện tử nhờ đó cũng tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu và được dự đoán sẽ còn tiếp tục tạo đà đột phá cho đến năm 2025 với doanh thu đạt con số kỉ lục 7.3 ngàn tỉ đô la Mỹ.

Thương mại điện tử được dự đoán sẽ còn bứt phá hơn nữa trong những năm tới (Nguồn: Insider Intelligence).

Việt Nam cũng không nằm ngoài sức ảnh hưởng mạnh mẽ của “cơn bão” thương mại điện tử. Những năm gần đây, dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, thương mại điện tử vẫn tăng trưởng ấn tượng, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực ASEAN. Cũng nhờ vào hành lang pháp lý ngày một hoàn thiện, thị trường thương mại điện tử ngày càng rộng mở và trở thành “miếng bánh” hấp dẫn với nhiều mô hình, chủ thể tham gia, đa dạng loại hình hàng hoá và dịch vụ. Theo thống kê của Cục TMĐT và Kinh tế số – Bộ Công Thương (2020), các loại hàng hoá được phân phối trên nền tảng thương mại điện tử không chỉ có thực phẩm, thời trang, mỹ phẩm mà còn có đồ gia dụng, điện tử và các dịch vụ như du lịch, khách sạn và spa… Thậm chí, siêu thị Winmart cũng đã “lấn sân” sang thương mại điện tử khi cho phép khách hàng mua sắm online các mặt hàng tiêu dùng nhanh qua ứng dụng VinID hoặc thông qua chương trình “Đi chợ hộ”.

Số lượng loại hình hàng hoá/dịch vụ được mua trên mạng ngày càng nhiều.
Winmart đẩy mạnh việc mua sắm online thông qua ứng dụng VinID và chương trình “Đi chợ hộ”, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và công sức đáng kể.

Cũng theo Cục TMĐT và Kinh tế số, trong những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến. Ước tính, có khoảng 49,3 triệu người tiêu dùng mua sắm trực tuyến trong năm 2020 với giá trị mua sắm mỗi người trung bình khoảng 240 USD. Tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến năm 2020 ở Việt Nam chiếm 88%, trong khi đó năm 2019 chỉ rơi vào 77%.

Doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam tăng vọt qua các năm từ 2016 đến 2020.

Các “đế chế” thương mại điện tử lớn cạnh tranh gay gắt

 Amazon và eBay không phải những “ông lớn” đặt viên gạch đầu tiên cho thương mại điện tử, nhưng tên tuổi của hai thương hiệu này đã kéo theo sự xuất hiện của một loạt “ông lớn” khác như Alibaba, Shopify, AliExpress, Taobao và mới đây nhất là TikTok Shop. Trên thế giới hiện có khoảng 12-24 triệu website thương mại điện tử, con số đủ sức nặng để cho thấy thị trường này hấp dẫn đến nhường nào.

Alibaba liên tục chiếm thế thượng phong tại thị trường thương mại điện tử Trung Quốc (Nguồn: statista).
Các nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay không thể thiếu hai cái tên chủ đạo là Amazon và eBay.

Các nền tảng thương mại điện tử cạnh tranh với nhau gay gắt để trở thành người đi đầu và thu hút được nhiều khách hàng nhất bằng cách sáng tạo ra nhiều hình thức khác nhau, từ Dropship qua sàn thương mại điện tử hoặc website trực tiếp của cửa hàng cho đến Print-on-Demand (POD). Người bán có thể lựa chọn fulfill (hậu cần) đơn hàng với nền tảng thương mại điện tử hoặc tự chọn nhà cung cấp cho riêng mình. Hàng hoá giờ đây thậm chí không cần phải trữ trong kho của người bán mà được giao thẳng từ nhà cung cấp đến tay khách hàng cuối cùng.

Dropship và Print-on-Demand (in ấn theo yêu cầu) giúp gia tăng thu nhập của người Việt đáng kể trong 7 năm gần đây.
Riêng tại Việt Nam, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada và TikTok Shop vẫn đang bám đuổi nhau từng chút một trong cuộc chiến triệu sale.

Youtube đánh dấu bước chân đầu tiên song hành cùng những “người khổng lồ” e-commerce

Trước khi chính thức ra mắt TikTok Shop vào cuối tháng 02/2022, TikTok đã từng bắt tay với Shopify cho phép người bán tạo video quảng cáo tích hợp tính năng mua sắm trên TikTok từ nền tảng Shopify, hướng người dùng TikTok đến cửa hàng Shopify để tiến hành thanh toán. Đây được coi là bước đi đầu tiên của TikTok để đánh chiếm thị trường e-commerce đầy tiềm năng. Youtube cũng không phải ngoại lệ khi thêm tính năng thanh toán tại chỗ để người dùng không phải rời video mới có thể tiến hành mua sắm.

TikTok mở đường cho TikTok Shop với sự hợp tác cùng Shopify.

Các nhà sáng tạo nội dung (content creator) hiện tại có thể chèn link cửa hàng trong phần mô tả cũng như thêm hình thu nhỏ (thumbnails) của hàng hoá để đưa người dùng đến một trang web khác, nơi họ có thể lựa chọn và mua sắm sản phẩm. Tuy nhiên, trong tương lai gần rất có thể Youtube sẽ thêm tính năng mua sắm gốc vào video. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng không phải rời video để hoàn tất hành động mua hàng mà mua trực tiếp trên video. Creators cũng có thể gắn thẻ sản phẩm vào livestream thông qua Live Control Room.

Để bắt đầu khai thác lĩnh vực thương mại điện tử, YouTube kết hợp với Shopify để thử nghiệm các tính năng thanh toán tại chỗ trước mắt ở thị trường Mỹ. Còn người dùng Ấn Độ và Brazil sẽ có thể tìm kiếm video dựa trên các sản phẩm mà họ quan tâm thông qua trung tâm mua sắm mới trong mục Khám phá (Explore). YouTube cũng có kế hoạch mở rộng khu vực mua sắm “vào cuối năm nay”.

Youtube cũng không đứng ngoài cuộc chơi khi là người tiếp theo bắt tay với “ông lớn” Shopify để chính thức bước chân vào lĩnh vực thương mại điện tử.

Không thể phủ nhận Youtube là nền tảng video phổ biến nhất hiện nay, và những nhà sáng tạo nội dung trên Youtube cũng có sức ảnh hưởng chẳng kém cạnh các KOC của TikTok. Phải chăng Youtube Shop sẽ sớm ra đời? Cuộc chiến thương mại điện tử toàn cầu ngày càng sôi động với các ông lớn đã và đang rục rịch tham gia vào cuộc chơi, báo hiệu cho một kỷ nguyên cạnh tranh khốc liệt khi mà trải nghiệm và sự tiện lợi ngày càng được khách hàng chú trọng hơn.

Không nằm ngoài xu hướng, chuyên ngành Digital Marketing – Thương mại điện tử của Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cũng là một trong những chuyên ngành “hot” nhất của trường khi liên tục gia tăng số lượng sinh viên mỗi kì tuyển sinh. Cập nhật các thông tin và nhanh tay đăng kí nhập học chuyên ngành cực thời thượng này trên Fanpage để trở thành các Digital Marketer trong tương lai nhé!

Nguồn: Brands Vietnam và sưu tầm

Giảng viên Nguyễn Minh Nhật

Bộ môn Quản trị kinh doanh – FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận