Sơ đồ tư duy (Mind Map) còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy… là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá các chủ đề. Đây là một công cụ tư duy có tính đột phá nhằm khai thác tiềm năng vô tận của bộ não đã được hơn 250 triệu người ở các quốc gia trên thế giới sử dụng trong tất cả các lĩnh vực.
Hiện nay, tại FPT Mạng cá cược bóng đá Cần Thơ, sinh viên cũng đã dần được tiếp cận môn Chính trị theo phương pháp sơ đồ tư duy. Việc đổi mới cách học đã giúp sinh viên chủ động linh hoạt, tiết kiệm thời gian, phát huy tối đa tính sáng tạo, khả năng tư duy, đem lại hứng thú và kết quả cao trong học tập.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học là một phương pháp dạy học tích cực giúp giảng viên chủ động, linh hoạt, tiết kiệm thời gian trong việc thiết kế bài dạy, truyền đạt kiến thức mới, củng cố kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức chương, học phần… Song song với đó, giảng viên sẽ giúp các bạn sinh viên hình thành phương pháp tự học hiệu quả, phát huy tối đa tính sáng tạo, khả năng tư duy, tạo tâm lý thoải mái và kích thích hứng thú học tập.
So với cách ghi chép theo kiểu truyền thống, tức là ghi chép thông tin bằng cách sử dụng các kí tự và chữ số theo đường thẳng, thì việc ghi chép bằng công cụ sơ đồ tư duy hiệu quả hơn nhiều. Kỹ thuật ghi chép này cho phép sinh viên nhanh chóng ghi lại các ý tưởng bằng các từ khóa, sắp xếp một cách cơ bản thông tin khi nó được truyền tải và cho người học cơ hội để hình thành những mối liên hệ và liên tưởng.
Sử dụng sơ đồ tư duy để ghi chép bài giúp sinh viên vừa tổng quát được nội dung cả bài, vừa chi tiết đến các ý chính, ý nhỏ trong từng phần. Đồng thời, các bạn có thể thêm, bớt các nội dung khác nếu cần, dễ dàng tìm được mối liên hệ giữa các nội dung trong bài từ đó sẽ nhớ bài nhanh hơn, lâu hơn.
Quy trình thiết kế sơ đồ tư duy
Bước 1: Xác định chủ đề chính của sơ đồ tư duy, sinh viên cần đọc lướt bài học để xác định chủ đề chính của sơ đồ tư duy thường là tiêu đề của bài.
Bước 2: Xác định nhánh chính cấp 1, cấp 2, cấp 3 dựa vào cấu trúc của bài. Ví dụ:
Các bài trong giáo trình, tài liệu môn Chính trị thường gồm từ 3 đến 4 mục lớn, được đánh số La Mã từ I., II., III., IV… đây chính là các nhánh chính cấp 1 của sơ đồ tư duy, trong các mục lớn thường có các mục nhỏ hơn như 1., 2., 3., trong các mục nhỏ là các ý a, b, c hoặc gạch đầu dòng,… đây là các nhánh cấp 2, cấp 3, cấp 4…
Bước 3: Hoàn thiện sơ đồ tư duy, sinh viên bổ sung và hoàn chỉnh sơ đồ tư duy bằng các ý chi tiết, thiết lập mối liên hệ giữa các nhánh chính, những điểm cần lưu ý, những điểm khác biệt.
Như vậy, khi ôn tập, sinh viên chỉ cần mở lại sơ đồ tư duy của từng bài, từng chương, từng học phần, kết hợp với giáo trình để mở rộng, bổ sung thêm, thì việc ôn tập của bạn trở nên nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn, hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!
Giảng viên Võ Thị Thanh Lan
Bộ môn Cơ bản
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
cơ sở Cần Thơ