Các hàm logic trong Microsoft Excel mà ai cũng nên biết!

20:43 10/04/2023

Kỹ năng sử dụng Microsoft Excel từ lâu đã là một trong những kỹ năng quan trọng không thể thiếu trong thời đại công nghệ số. Dưới đây là các hàm Logic bạn không thể bỏ qua nếu muốn “master” phần mềm này.

Toán tử và công thức

  • Công thức

Công thức sẽ giúp cho bảng tính trở nên hữu ích hơn rất nhiều. Nếu không có các công thức thì bảng tính cũng chỉ giống như trình soạn thảo văn bản thông thường. Chính vì thế, chúng ta thường dùng công thức để tính toán từ các dữ liệu lưu trữ trên bảng tính.

Khi dữ liệu thay đổi, các công thức này sẽ tự động cập nhật các thay đổi và tính ra kết quả mới, giúp chúng ta đỡ tốn công sức tính lại nhiều lần.

Công thức trong Excel là sự kết hợp của:

  • Hằng số
  • Địa chỉ tham chiếu (tương đối/tuyệt đối)
  • Hàm số
  • Các phép toán cơ bản

Ví dụ:

= (A$1 * 5) + B3

= SUM(A3:B10)

Công thức trong Excel được bắt đầu bằng dấu = và sau đó là sự kết hợp của các toán tử, trị số, địa chỉ tham chiếu và các hàm.

Toán tử trong công thức:

Thứ tự ưu tiên của các toán tử

Các hàm logic microsoft Excel

  • Hàm AND

Cú pháp: AND(logical1, logical2, …). Trong đó: logical1, logical2,… là các biểu thức logic hay biểu thức điều kiện.

Chức năng: Hàm AND xác định xem liệu tất cả các điều kiện trong một kiểm tra có là TRUE hay không. Hàm AND sẽ trả về kết quả là TRUE nếu tất cả các đối số của hàm thỏa mãn ĐÚNG và trả về kết quả là FALSE nếu có ít nhất một đối số của hàm là SAI.

Ví dụ: Điều kiện được học bổng: Sinh viên có xếp loại Giỏi và đạt hạnh kiểm tốt thì được học bổng. Để kiểm tra xem sinh viên có đạt học bổng không? Ta sử dụng hàm AND xem sinh viên có thỏa mãn cả 2 điều kiện: xếp loại giỏi và hạnh kiểm tốt.

Ví dụ về Hàm AND

Kết quả:

  • Hàm OR

Cú pháp: OR(logical1, logical2, …). Trong đó: logical1, logical2, … là các biểu thức logic hay biểu thức điều kiện.

Chức năng: Hàm OR xác định xem liệu các điều kiện trong một kiểm tra có là TRUE hay không. Hàm OR sẽ trả về kết quả là TRUE nếu có bất kỳ 1 đối số của hàm thỏa mãn ĐÚNG và trả về kết quả là FALSE nếu tất cả đối số của hàm là SAI.

Ví dụ: Điều kiện được thưởng: Sinh viên có xếp loại Giỏi hoặc Sinh viên đạt hạnh kiểm tốt thì được thưởng. Để kiểm tra xem sinh viên có được thưởng không? Ta sử dụng hàm OR để kiểm tra:

Ví dụ về hàm OR
  • Hàm NOT

Cú pháp: NOT(logical). Trong đó: logical là biểu thức logic hay biểu thức điều kiện.

Chức năng: Hàm NOT lấy phủ định (ngược lại) của kết quả. NOT(TRUE) thành FALSE. NOT (FALSE) thành TRUE.

  • Hàm IsERROR

Cú pháp: IsERROR(value )

Trong đó: value là giá trị cần kiểm tra, value có thể là giá trị nhập vào, một công thức, phép tính, số nguyên, ký tự hoặc tham chiếu đến giá trị của một ô khác.

Chức năng: Hàm IsERROR được sử dụng để kiểm tra giá trị của một ô hoặc công thức có bị lỗi hay không. Hàm trả về giá trị TRUE nếu điều kiện kiểm tra bị lỗi, trả về FALSE nếu điều kiện kiểm tra không có lỗi gì.

Hàm IsError có chức năng giúp kiểm tra giá trị của ô hoặc công thức có bị các lỗi như #N/A, #VALUE, , #DIV/O!,…không.

Ví dụ:

= IsERROR (#N/A) => TRUE

= IsERROR (1/0) => TRUE

= IsERROR (#NAME?) => TRUE

= IsERROR (#REF!) => TRUE

= IsERROR (#VALUE!) => TRUE

= IsERROR (#NUM!) => TRUE

= IsERROR (#NULL!) => TRUE

= IsERROR (FALSE) => FALSE

= IsERROR (TRUE) => FALSE

Ví dụ về hàm IsERROR
  • Hàm If

Cú pháp: IF (điều kiện, giá trị 1, giá trị 2)

Chức năng: Nếu như “điều kiện” đúng thì kết quả hàm trả về là “giá trị 1”, ngược lại trả về “giá trị 2”.

Ví dụ 1: Nếu trẻ em dưới 6 tuổi được miễn vé khi đi xe bus.

= IF(Tuổi <6, “Miễn vé”, “Không được miễn vé”)

Ví dụ 2: Nếu tổng số công >100 thì được thưởng, còn lại không thưởng gì.

Ví dụ về hàm If

Kết quả:

Để trình bày đỡ rối, thông thường, chỉ những nhân viên được thưởng thì mới điền, còn những nhân viên không được thưởng thì không điền gì. Ta dùng chuỗi rỗng (“”) thay cho “Không thưởng gì”.

Kết quả là:

Ngoài ra có thể gặp câu hỏi: Nếu tổng số công >100 thì được thưởng 1000000, còn lại không thưởng gì. Chỉ những nhân viên được thưởng mới điền vào cột này.

Kết quả:

Thông qua bài viết trên, hi vọng rằng các bạn đã đều có thể nắm vững các kiến thức về các hàm logic trong Microsoft Excel, từ đó có thể ứng dụng vào thực tế học tập, công tác của mình.

Bộ môn Ứng dụng phần mềm
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Hà Nội

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận