Business Analyst (BA) đang được mệnh danh là “Vua của mọi nghề” tuy nhiên để trở thành một BA lí tưởng, có mức lương cao thì cần những tiêu chí gì? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Business Analyst (BA) là gì?
Business Analyst (viết tắt BA) còn có tên gọi khác là chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Nhiệm vụ chính của Business Analyst là phân tích nhu cầu của khách hàng và phối hợp với nội bộ công ty để đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
Bên cạnh đó, họ còn giúp đổi mới cách thức vận hành kinh doanh giữa các bộ phận để sử dụng tốt nhất nguồn lực đang có. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí hoạt động và phục vụ khách hàng tốt nhất.
Làm thế nào để trở thành một Business Analyst lý tưởng?
- Luôn hiện diện trong mọi quy trình, phát triển của hệ thống
BA lí tưởng từ góc nhìn của Dev đó là “Sự tham gia trực tiếp vào quy trình phát triển hệ thống”. Tức người giữ vị trí này phải luôn hiện diện và có mặt ở bất kì quy trình nào từ lúc bắt đầu và kết thúc dự án. Một BA tốt không thể chỉ là người viết tài liệu và vẽ giao diện, còn lại mọi sự để team Dev lo. Bởi nếu như vậy thì khi rủi ro dự án làm sai, làm trễ, làm ngoài phạm vi dự án sẽ diễn ra.
Bất kì rủi ro nào ảnh hưởng tới việc Deliver sản phẩm thì BA cũng sẽ giữ một phần trách nhiệm, quan tâm hết dù cho có hay không có Project manager. Việc deliver sản phẩm là của mọi người ko phải của một cá nhân nào nên đừng đổ trách nhiệm và phớt lờ.
- BA phải là người diễn giải tốt
Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu như trong vòng vài phút, một Business Analyst không diễn đạt được đầy đủ, đúng ý để bên Dev hiểu được ý đồ của mình. Việc diễn đạt tốt sẽ giúp bên Dev đỡ tốn thời gian đọc tài liệu, hiểu nhanh mong muốn cũng như bức tranh toàn cảnh của một tình huống, dự án thay vì chỉ chăm chăm đọc tài liệu.
- Thân thiệt, tạo kết nối với từng Dev
Để khi nhận task, bên Dev cảm thấy thoải mái trao đổi thông tin, tốt nhất người làm Business Analyst nên ngồi cùng team Dev trao đổi và hội ý thay vì ở nơi nào khác. Một mối quan hệ tốt sẽ tránh xung đột, tranh cãi không đáng có khi vấn đề nào đó xảy ra.
- Luôn có mặt khi mâu thuẫn giữa Dev và Tester xuất hiện
Giữa Dev và Tester sẽ rất dễ xảy ra mâu thuẫn. Ví dụ như xuất phát từ việc Dev không nghĩ đó là Bug, còn Tester lại nghĩ chắc chắn đó là bug. Nguyên nhân có thể từ việc BA viết tài liệu không tốt nên không cover case, hoặc có thể Dev hoặc Tester đều đang hiểu sai. Dù lí do là gì thì BA cũng phải có mặt tại điểm nóng để lắng nghe, giải thích vấn đề, tránh việc nhỏ làm hỏng việc lớn.
Nếu lỗi là từ BA, thì người làm BA phải nhận trách nhiệm, đưa ra hành động để giải quyết vấn đề đó và hạn chế các việc tương tự xảy ra. Ngược lại nếu tồn tại các mâu thuẫn giữa Tester và Dev thì cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc của cả nhóm. Đó là lý do vì sao BA thường được đòi hỏi phải có kĩ năng Problem solving (giải quyết vấn đề)
- Luôn linh động trong mội tình huống.
Một BA giỏi không nên quá cứng nhắc theo bất kì quy trình nào. Bạn cần phải lắng nghe team về sự đề xuất của team, từ đó linh động điều chỉnh. Nhiều khi mockup đã chốt với khách hàng, nhưng khi trao đổi, team Dev sẽ lại có các đề xuất khác phù hợp hơn. BA có trách nhiệm trao đổi lại lại với khách hàng thay vì cứng nhắc rập khuôn như kế hoạch ban đầu.
Nếu BA từ chối lắng nghe đề xuất của Dev team sẽ dẫn đến việc team Dev không bao giờ muốn đóng góp, đề xuất nữa. Mà nếu nói về giải pháp, Dev team mới là người có chuyên môn và nghiệp vụ trong ngành, không phải BA, ko phải Designer, người nào thực thi cũng luôn có giải pháp có thể thực thi. Còn người nghĩ ra giải pháp thì chưa chắc có giải pháp đã thực thi được!
Trên đây là sơ lược về công việc lý tưởng của một BA trong công việc thực tế. Hy vọng qua những thông tin trên bạn đã hiểu nhiều hơn về BA cũng như công việc chính của BA. Chúc các bạn học tập và làm việc hiệu quả!
Bộ môn Ứng dụng phần mềm
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
cơ sở Hà Nội