Marketer và những nỗi khổ chỉ “dân trong nghề” mới hiểu

19:09 30/11/2022

Người làm nghề Marketing ngoài những cái “Được” thì sẽ phải chịu những cái “Mất” gì? Nếu còn thắc mắc, hãy cùng tìm hiểu ngay nào!

Nếu như chỉ nhìn ở vẻ bề ngoài, những bộ quần áo đẹp khi đi sự kiện, quyền lợi được thử và biết trước công chúng mọi thứ, được trải nghiệm vô số hàng hóa và dịch vụ của Client,… của Marketer, nhiều người sẽ nghĩ làm Digital Marketing là “sướng lắm, nhàn lắm”. Tuy nhiên, ít ai ngờ tới những sự thật phía sau của dân trong nghề.

Được nhiều đồng nghĩa với đánh đổi nhiều

Một Marketer luôn sở hữu những bộ quần áo lộng lẫy, những buổi đi event “xịn xò” là thật, nhưng để có được ngày này, họ sẽ phải đánh đổi cả thời gian, những ngày chạy deadline “xuyên màn đêm” cùng đôi mắt “gấu trúc” điển hình. Hơn nữa, để một sự kiện, một chiến lược kinh doanh thành công, Marketer sẽ luôn phải mất rất nhiều ngày, lên ý tưởng, sau đó lại bỏ, và mọi thứ sẽ diễn biến như một vòng tuần hoàn cho tới khi họ tìm ra hướng đi tốt nhất, giải quyết công việc của mình.

Về việc được trải nghiệm và biết trước mọi thứ, các mặt hàng, dịch vụ hay ho của client, đây là một công việc mang tính gần như bắt buộc với Marketer, bởi nếu không nhìn qua, không được thử, họ sẽ không thể biết sản phẩm này có tốt, an toàn với khách hàng không. Cho tới khi giới thiệu sản phẩm cho gia đình, bạn bè, họ có thể còn bị “phản ứng ngược”, bị cho là đang PR quá đà hay mặt hàng không tới nỗi tốt đến vậy.

Marketer luôn bị nhiều người hiểu nhầm về tính chất công việc

Khi thực hiện một chiến dịch Marketing, một marketer sẽ phải trở thành “chuyên gia” cho một lĩnh vực khác nhau, phải nghiên cứu, hiểu tính chất sản phẩm cũng như nắm bắt tâm lý khách hàng, hiểu môi trường xung quanh, thậm chí cả kinh tế, chính trị, pháp luật. Tuy nhiên, cho tới khi chiến dịch kết thúc, nhiều người sẽ chỉ nghĩa Marketer là người đi bán hàng, đi tiếp thị.

Nhân tiện nói về bán hàng, trong khi marketing liên quan mật thiết tới toàn bộ các khâu trong vòng đời sản phẩm, và có vai trò khổng lồ không chỉ trong việc mang lại doanh thu mà còn đóng góp cho tăng trưởng và thành công của doanh nghiệp, thì dân trong ngành này vẫn bị coi là những kẻ chỉ biết tiêu tiền của doanh nghiệp.

Marketing và Marketer – Nhìn vậy nhưng chưa chắc là vậy!

Có một sự thật hơi đau lòng một chút là số người được làm chính xác những gì dân Marketing đã học hoặc làm là không nhiều. Nhưng họ vẫn phải học một nghề gì đó, bất chấp những định kiến sai lầm của người học về ngành của mình, bởi đơn giản, họ đều biết mình đang làm đúng những gì mình muốn và tự  phải tiếp tục học và nâng cấp bản thân. Vì vậy, cho dù bạn chọn lựa chuyên ngành nào, hãy nhớ rằng thứ bạn cần học là cách tư duy, cách làm việc và chuẩn bị một tinh thần đối mặt với bất cứ thay đổi hoặc thất vọng nào trong tương lai chứ không chỉ học thức.

Những người làm Marketing luôn cần có sự hiểu biết đa dạng về các khía cạnh nếu muốn một chiến dịch thành công

Hơn nữa, nếu đã xác định dòng đời sẽ đưa đẩy, hãy sẵn sàng đối mặt, vì Marketing chính là một ngành học toàn năng, đảm bảo cho bạn đủ cả kỹ năng và bản lĩnh để sẵn sàng thay đổi. Nếu may mắn được làm một marketer, nhưng hứng chịu đủ nỗi ấm ức kể trên, thì vẫn chúc mừng bạn, vì bạn đã có cơ hội được trải nghiệm đầy đủ nhất những góc nhìn và khía cạnh của một mô hình kinh doanh, thậm chí được học hỏi tới gốc rễ của một lĩnh vực.

Với những bạn trẻ chưa bước chân vào môi trường ĐH, CĐ, muốn tìm hiểu về Marketing nhưng vấp phải định kiến từ gia đình, người ngoài, các bạn đừng nên bỏ cuộc nhé! Hãy tìm cho mình một môi trường học thật tốt, những người bạn có thể là đồng nghiệp tương lai sau này để cùng nhau xây dựng ý chí, tạo nên những ý tưởng hay, thực tế để sẵn sàng đón nhận nhiều cơ hội công việc trong tương lai!

Là một trong những ngôi trường có phương châm đào tạo theo tiêu chí “Thực học – Thực nghiệp”, Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá xứng đáng trở thành cái tên để các bạn sinh viên đam mê ngành Digital Marketing học tập. Tại đây, sinh viên Digital Marketing sẽ được học nhiều kiến thức và chương trình thực hành, từ đó nâng cao nhiều kỹ năng như:

  • Marketing căn bản
  • Nghiên cứu thị trường, kinh tế thương mại dịch vụ;
  • Quảng cáo, vẽ và xử lý ảnh;
  • Xây dựng, quản trị website;
  • Hiểu biết về các công cụ Search Engine Marketing, Web and Mobile Marketing, SEO, Social Marketing…
  • Kỹ năng mềm và ngoại ngữ;

Tiến tới kỳ thực tập, các bạn sinh viên sẽ được giới thiệu làm việc trong các doanh nghiệp uy tín là đối tác của nhà trường, đồng thời được trải nghiệm thực tế những công việc liên quan tới ngành học như: PR & Marketing, Thiết kế và quản trị Website, Nhân viên CSKH,…

Digital Marketing
Talkshow dành cho sinh viên Digital Marketing tại Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá

Thế nào? Bạn đã hiểu chút gì về ngành học Marketing chưa? Nếu hứng thú với Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, đừng ngại tìm hiểu về Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá nhé! Rất nhiều điều thú vị đang chờ các bạn tại cánh cổng “nhà Bee” đấy!

Giảng viên Đỗ Việt Khanh Chi

Bộ môn Quản trị kinh doanh – Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận