Lập trình là gì? Học lập trình có thể làm nghề gì? Học lập trình có khó hay không? Hãy cùng tìm lời giải đáp cho những câu hỏi thường gặp này trong bài viết dưới đây nhé!
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu lập trình là gì? Lập trình là việc một người sử dụng các ngôn ngữ lập trình, các đoạn mã hay các tiện ích có sẵn để tạo ra một phần mềm máy tính, trò chơi, trang web, ứng dụng,… Điều này giúp người dùng đơn giản hóa việc thực hiện mệnh lệnh với laptop, hay dễ dàng tương tác với nhau thông qua các thiết bị điện tử. Và những người làm công việc lập trình thì được gọi chung là lập trình viên.
Nhiều người vẫn nhầm lẫn lập trình chính là một tên gọi khác của ngành Công nghệ thông tin. Nhưng về bản chất, lập trình chỉ là một nhánh trong ngành IT. Công việc của lập trình viên chủ yếu là tương tác với máy tính thông qua ngôn ngữ lập trình. Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau và mỗi một ngôn ngữ lập trình có những ứng dụng riêng. Ngôn ngữ lập trình phổ biến: Java, Python, PHP, JavaScript, C#, …
Khi theo đuổi nghề lập trình, bạn không nên chỉ học một loại ngôn ngữ. Bởi tùy vào tính chất công việc hoặc yêu cầu từ công ty, khách hàng,… mà bạn sẽ phải sử dụng loại ngôn ngữ lập trình thích hợp. Thế nên từng giai đoạn phát triển, bạn nên xác định học thêm một số ngôn ngữ khác để nâng cao trình độ của bản thân. Chẳng hạn ở bước đầu học lập trình, bạn nên lựa chọn học C, C++ trong từ 3 – 6 tháng. Sau khi đã có chút kiến thức lập trình, bạn cần xác định hướng phát triển và lựa chọn học thêm ngôn ngữ lập trình mới phù hợp với mục tiêu đã vạch ra.
Một số ứng dụng của lập trình
- Hệ thống website như:dantri, shopee, facebook, youtube,…
- Ứng dụng trả lời tự động
- Hỗ trợ dây chuyền sản xuất tự động
- Hệ thống quản lý và hỗ trợ ra quyết định
- Hệ thống học tập trực tuyến
- Trò chơi điện tử
Học lập trình để làm gì?
- Lập trình trên thiết bị di động: Lập trình trên thiết bị di động là 1 nhánh của lập trình và được phát triển trên 2 nền tảng phổ biến là iOS và Android.
- Lập trình website: thiết kế, xây dựng trang web đáp ứng yêu cầu của người dùng
- Kiểm thử phần mềm (Tester): thực hiện các bài test để đánh giá hiệu quả và tìm kiếm các lỗi của hệ thống trước khi chính thức đưa vào sử dụng.
- Chuyên viên ứng dụng, hệ thống thông tin: phụ trách việc nhập liệu các thông tin vào phần cứng, phần mềm nhằm để lưu trữ và quản lý.
- Chuyên viên dữ liệu (Big Data): phụ trách việc xử lý những tập dữ liệu rất lớn và có mức độ phức tạp cao, mà các hệ thống thông thường không thể xử lý được.
- Machine Learning: hướng dẫn và giải thích cho máy tính hiểu một vấn đề nào đó bằng các tập dữ liệu lớn.
- Lập trình IOT: lập trình trực tiếp trên các thiết bị, các bảng mạch điện tử.
Triển vọng của nghề lập trình
- Mức lương và cơ hội việc làm hấp dẫn
- Cơ hội phát triển bản thân rộng mở
- Có thể làm việc ở nhiều nơi trên thế giới
- Đa dạng lĩnh vực cho bạn lựa chọn
Học lập trình có khó không? Câu trả lời dành cho bạn có thể là có hoặc cũng có thể là không. Tùy vào khả năng của mỗi người mà sẽ có những cảm giác khác nhau. Đối với người phù hợp thì sẽ thấy lập trình không hề khó, nhưng với người không phù hợp thì lại cảm thấy lập trình khó hơn cả giải Toán cao cấp. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi học lập trình có khó hay không, bạn phải dựa vào sự yêu thích, khả năng của bản thân cùng kết hợp xem xét với nhiều yếu tố ngoại cảnh khác. Cách tốt nhất để biết bạn có phù hợp với nghề chính là thử trải nghiệm một khóa học lập trình cơ bản. Có thể học tại các trường đại học, những trung tâm đào tạo tư nhân,… hoặc bạn cũng có thể tham khảo các khóa học nhập môn lập trình ở Google hoặc Youtube, diễn đàn công nghệ,… để thử sức và xác định bản thân.
Trên đây là bài viết định nghĩa lập trình là gì, cũng như giải đáp một số thắc mắc về công việc lập trình. Hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích cho việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Chúc bạn thành công hơn nữa trong sự nghiệp lẫn cuộc sống và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!
Giảng viên Nguyễn Thị Như Trang
Bộ môn Ứng dụng phần mềm
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Hà Nội