Tất tần tật về PHP và ứng dụng của PHP trong WordPress

8:20 19/06/2023

PHP là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên website. Đang sử dụng WordPress nghĩa là bạn cũng đang sử dụng ngôn ngữ PHP để tương tác với cơ sở dữ liệu dùng hệ quản trị MySQL. Chính vì vậy, bạn phải hiểu rõ về PHP nếu muốn làm việc thành thạo với code trong WordPress.

1. PHP là gì? Cách thức hoạt động như thế nào?

PHP ( viết tắt của cụm từ Personal Home Page) là một ngôn ngữ lập trình web được sử dụng để tạo ra các trang web động, các ứng dụng web và các hệ thống quản lý nội dung (CMS).

Các tính năng của PHP bao gồm:

  • Hỗ trợ đa nền tảng
  • Hỗ trợ kết nối cơ sở dữ liệu
  • Khả năng tương tác với các tệp và thư mục
  • Hỗ trợ cho các loại dữ liệu khác nhau như chuỗi, số, mảng và đối tượng.

PHP hoạt động theo kiến trúc Server-side, nghĩa là mã PHP được thực thi trên máy chủ web, rồi kết quả được trả về cho trình duyệt của người dùng dưới dạng mã HTML.

Khi một trang web được yêu cầu, máy chủ web sẽ xử lý mã PHP trong tệp tin cụ thể trên máy chủ, sau đó gửi kết quả trang web đến trình duyệt của người dùng. Trong quá trình xử lý, PHP có thể sử dụng cơ sở dữ liệu, tạo ra và thao tác các biến, tiến hành xử lý các yêu cầu.

2. Nhiệm vụ của PHP là gì?

PHP (Hypertext Preprocessor) là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở được sử dụng phổ biến để phát triển các ứng dụng web động. PHP đem lại những hiệu quả cao khi áp dụng trong việc tối ưu hóa cho các ứng dụng web. Có thể kể đến một số hiệu quả như nhanh chóng, tiện lợi, ít lỗi mà cấu trúc tương tự như Java hay C. Một điểm cộng nữa là ngôn ngữ PHP khá dễ học và thành thạo hơn so với các ngôn ngữ khác. Vì vậy, đây là lý do giúp PHP trở thành ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất và ngày càng được nhiều người sử dụng.

3. Nhiệm vụ của PHP bao gồm:

  • Xử lý dữ liệu trên trang web: PHP cho phép thu thập và xử lý dữ liệu được gửi từ người dùng trên một trang web.
  • Tương tác với cơ sở dữ liệu: PHP có thể kết nối và truy xuất các cơ sở dữ liệu để lấy hoặc lưu trữ thông tin.
  • Phát triển ứng dụng web: PHP là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ cho phép phát triển các ứng dụng web động.
  • Tạo các trang động: PHP có thể tạo ra các trang web động với các nội dung động
Mô hình web động được tạo ra với chương trình PHP

4. Tìm hiểu về PHP trong WordPress

PHP là ngôn ngữ lập trình được sử dụng để phát triển WordPress. WordPress được viết bằng PHP và sử dụng cú pháp của nó để tạo nội dung động và quản lý cơ sở dữ liệu. Bạn có thể chỉnh sửa các tệp PHP trong WordPress để tùy chỉnh chức năng, giao diện, và các tính năng khác của trang web của bạn.

Một số tệp PHP quan trọng trong WordPress bao gồm:

  • header.php: chứa mã HTML cho phần đầu trang của trang web.
  • footer.php: chứa mã HTML cho phần cuối trang của trang web.
  • functions.php: chứa mã PHP để tùy chỉnh các chức năng của WordPress.
  • index.php: chứa mã HTML và PHP cho trang chính của trang web.
  • single.php: chứa mã HTML và PHP cho các bài đăng riêng lẻ trên trang web

Để lập trình trong WordPress, bạn cần có các kiến thức cơ bản về PHP như:

  • Cú pháp cơ bản của PHP (biến, hằng, điều kiện, vòng lặp, hàm,…)
  • Sử dụng các hàm built-in của PHP, như array(), strlen(), strpos(),…
  • Các cấu trúc dữ liệu như arrays, objects, và strings trong PHP.
  • Sử dụng các phương thức và thuộc tính của các đối tượng trong PHP.
  • Các kỹ thuật lập trình hướng đối tượng (OOP) trong PHP.
  • Sử dụng các câu lệnh SQL để truy vấn cơ sở dữ liệu trong WordPress.
  • Hiểu về các hook và filter trong WordPress, cách sử dụng chúng để tùy chỉnh các chức năng của WordPress.

Trong WordPress, tài nguyên PHP chủ yếu là các tệp mã của plugin và theme được viết bằng ngôn ngữ PHP. Các tệp này được đặt trong thư mục wp-content/plugins hoặc wp-content/themes trên máy chủ WordPress. Các tệp mã PHP này được sử dụng để tạo ra các chức năng và tính năng của plugin và theme, bao gồm tạo trang, tải dữ liệu, truy vấn cơ sở dữ liệu, lưu trữ dữ liệu và nhiều hơn nữa. Để sử dụng các tài nguyên PHP này, bạn có thể đọc tài liệu hướng dẫn hoặc tìm kiếm thông tin trên các trang web hỗ trợ WordPress hoặc các diễn đàn WordPress.

5. Các kiến thức PHP để lập trình trong WordPress

Trong quá trình học về PHP, bạn sẽ được học rất nhiều các kỹ thuật liên quan đến lập trình website, bao gồm cả WordPress. Dưới đây là 4 nhóm kiến thức quan trọng về PHP bạn nên đầu tư thời gian và công sức học để thành thạo lập trình trong WordPress:

5.1. Kiến thức căn bản

Các kiến thức căn bản về PHP nói riêng hay một ngôn ngữ lập trình nói chung là những kiến thức bắt buộc bạn cần phải biết nếu muốn lập trình trong WordPress. Các bạn cần nắm thật vững những phần kiến thức sau:

  • Kiểu dữ liệu (data types)
  • Biến (variable)
  • Mảng (array)
  • Vòng lặp (loop)
  • Mệnh đề rẽ nhánh if else (if statement).

5.2. Kiến thức về hàm (function)

Trong lập trình WordPress thì kỹ thuật xây dựng hàm được đánh giá là rất quan trọng. Trong mã nguồn này có rất nhiều hàm có sẵn bạn cần nắm vững để có thể làm việc trong WordPress. Khái niệm về hàm cũng rất đơn giản, nghĩa là một tập hợp các kịch bản PHP và nó sẽ được thực thi khi hàm được gọi ra.

5.3. Thành thạo về mảng (Array)

Trong bất kỳ dự án nào, mảng cũng là kiểu dữ liệu rất quan trọng, bao hàm cả WordPress. Bạn hãy hình dung mảng là một biến có nhiều giá trị và trong WordPress thì mảng thường sử dụng mảng cho 2 việc. Một là để thiết lập các tham số khi sử dụng một hàm hoặc một lớp (class) nào đó, hai là để xử lý các dữ liệu được trả về khi sử dụng một hàm nào đó trong WordPress. Bởi vậy, nếu muốn học WordPress nâng cao, bạn cần thông thạo thao tác xử lý mảng.

5.4. Lớp và Đối tượng (Class & Object)

Tương tự như mảng, lớp là tập hợp các kịch bản PHP nhưng nằm ở cấp độ cao hơn. Và trong lớp sẽ chứa các biến (gọi là thuộc tính) và các hàm bên trong lớp (gọi là phương thức). Và khi lớp được tái tạo thì nó sẽ trả về các đối tượng dữ liệu.

Khi học PHP,  bạn nên thực hành thật nhiều phần này vì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc lập trình WordPress vì ngoài hàm, WordPress còn có một số lớp mà bạn sử dụng rất thường xuyên. Trong đó, thông dụng nhất là lớp WP_Query (để tạo truy vấn) và lớp WP_Widget (để tạo widget). Mặt khác, khi học đến đây cũng có nghĩa là bạn đã học lập trình hướng đối tượng (OOP).

Khi sử dụng WordPress. Chúng ta sẽ tạo ra các file templates để có thể sử dụng ở nhiều vị trí khác nhau cũng như dễ dàng chỉnh sửa. WordPress được base trên PHP nên các file code đều có đuôi file là PHP. Sau đây mình sẽ giới thiệu một số các gọi file php trong function cũng như trong file templates.

6. Cách gọi file PHP trong WordPress

6.1. Thêm file trong PHP trong file function.php

Khi các bạn code 1 function cần tương tác với admin thì các file sẽ phải được include trong function.php

  • Sử dụng Hàm include() sẽ gọi 1 file PHP. Nếu không tìm thấy, bạn sẽ thấy có lỗi PHP warning xuất hiện.
  • Sử dụng Hàm include_once() cũng tương như include(), nhưng sẽ chỉ gọi file cần thêm vào 1 lần.

6.2. Thêm file bắt buộc trong PHP

Giống như thêm file ở trên, nhưng quá trình thêm file bắt buộc trong PHP sẽ bị gián đoạn và hiển thị lỗi khác nhau.

  • require() hoạt động tương tự include(), nhưng một khi file không tìm thấy, bạn sẽ thấy script break từ đó.
  • require_once() cũng tương tự include_once(), tức là nếu đã call file đó một lần thì không thể call lần thứ 2.

6.3. Gọi file trong Templates WordPress

Trong WordPress, khi làm theme, cách tốt nhất là chúng ta nên tách biệt các phần có thể sử dụng lại nhiều lần như Loop Post, Element, Shortcode. Khi sử dụng các file này ở dạng templates, ta sẽ tạo ra file templates riêng như logo.php hoặc latest-post.php. Hàm get_template_part() là một phần API của WordPress. Chính vì vậy, ta có thể sử dụng hàm này để gọi section/template hoặc một phần code vào trong theme.

Chú ý là Function này sẽ có 2 tham số truyền vào :

  • Đối đầu tiên là slug của template.
  • Đối thứ hai là tên của template.

Về cơ bản, function này khá thú vị nếu các thành phần bạn cần gọi vào là độc lập. Có thể hiểu là các giá trị và define biến của chúng được gọi bên trong, hoặc gọi từ header. 

Chúng ta hãy thử với những ví dụ đơn giản để dễ hiểu hơn.

  • Ta có 1 template được đặt tên logo.php nằm trong thư mục /themes/dgt-gapfood/inc/templates
  • Ta có 1 template được đặt tên header-right.php nằm trong thư mục /themes/dgt-gapfood/inc/header

Vậy ta sẽ sử dụng get_template_part() để gọi file template logo.php như sau:

Trong file header.php chúng ta muốn gọi tên, logo nằm ở vị trí bên trái. Như vậy, chúng ta sẽ có đoạn code như sau:

<div class=”col-sm-3 col-md-3 col-lg-3″>

    <?php get_template_part(‘inc/templates/logo’, ”); ?>

</div>

Như vậy, với file template header-right.php thì chúng ta sẽ gọi như sau:

<div class=”hidden-sm hidden-xs col-sm-9 col-md-9 col-lg-9″>

    <?php get_template_part(‘inc/header/header’, ‘right’); ?>

</div>

Hy vọng với những phần chia sẻ trên, các bạn đã hiểu hơn về PHP, có thể lên kế hoạch rõ ràng hơn để học PHP và học như thế nào để có thể làm việc được trong WordPress. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết chia sẻ kiến thức tiếp theo của bộ môn CNTT!

Bộ môn CNTT
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Hà Nội

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận