Dân CNTT làm thế nào để mở lời yêu thương khiến crush không thể từ chối? Một ứng dụng Java đơn giản có thể giúp bạn ngay bây giờ. Hãy cùng làm thử nhé!
Đầu tiên, hãy tạo một Java Application mới từ IDE NetBeans với tên là DateWithMe. Sau đó, đừng quên tích vào tạo Main Class (ở đây được đặt tên là Program).
Trong hàm main(), khởi tạo một đối tượng Frame với bố cục căn giữa.
JFrame frame = new JFrame(); frame.setLayout(new FlowLayout(FlowLayout.CENTER)); |
Để hiển thị cho người dùng thấy, kích thước và thuộc tính hiển thị cần phải cài đặt.
frame.setSize(230, 105); frame.setVisible(true); |
Tiếp theo, vô hiệu hóa nút tắt chương trình với câu lệnh.
frame.setDefaultCloseOperation(JFrame.DO_NOTHING_ON_CLOSE); |
Thêm nhãn hiển thị nội dung tỏ tình.
JLabel label = new JLabel(“Làm người yêu mình nhé?”); frame.add(label); |
Thêm nút đồng ý.
JButton btnYes = new JButton(“Oki ^^”); btnYes.setSize(50, 30); frame.add(btnYes); |
Và cũng đừng quên nút từ chối để “công bằng”.
JButton btnNo = new JButton(“Khum :3”); btnNo.setSize(50, 30); frame.add(btnNo); |
Để khi ấn nút xảy ra hành động tương ứng, cần thêm đoạn code sau
btnYes.addActionListener((ActionEvent e) -> { JOptionPane.showMessageDialog(frame, “Love You 3000!”); }); |
Đồng ý rồi thì mới cho tắt!
frame.dispose(); |
Vậy là cơ bản chương trình “ngang ngược” đã được hoàn thiện!
Khi crush chọn vào nút tắt, chúng ta sẽ làm cho chương trình nhảy ngẫu nhiên trên màn hình. Để Frame lắng nghe sự kiện ấn nút tắt, chúng ta đi dò class và tìm được hàm addWindowListener() với tham số truyền vào là một đối tượng kiểu Windows.
Tiếp tục tìm hiểu sâu, WindowListener này là một interface với các khả năng lắng nghe và xử lý các sự kiện đóng/mở cửa sổ.
Có class WindowAdapter là lớp triển khai của interface WindowListener. Nội dung của các phương thức trong class này đều đang để trống.
Sau một hồi ngâm cứu, sự kiện liên quan đến cửa sổ phần mềm có thể thêm vào bằng cách ghi đè trong lớp WindowAdapter.
frame.addWindowListener(new WindowAdapter() { @Override public void windowClosing(WindowEvent windowEvent) { |
}
});
Để có thể sinh vị trí ngẫu nhiên, đối tượng Random trong util sẽ được tạo ra.
Random random = new Random(); |
Việc di chuyển đến một vị trí ngẫu nhiên trong khoảng từ 0-500 pixel tính từ góc phía trên bên trái màn hình có thể thực hiện qua câu lệnh.
frame.setLocation(random.nextInt(500), random.nextInt(500)); |
Dân IT đã thử phương thức “xịn xò” này chưa? Nếu chưa thì bắt tay vào thực hiện nào, biết đâu crush lại đồng ý thì sao? Chúc các bạn may mắn!
Bộ môn Ứng dụng phần mềm
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội