Unity là một trong những công cụ phát triển game phổ biến nhất hiện nay, cung cấp nhiều cách để lập trình ứng dụng đơn giản. Trong số đó, Visual Scripting là một phương pháp tiếp cận mà không yêu cầu viết mã thông thường mà bạn sẽ sử dụng giao diện đồ họa để xây dựng logic và tương tác của trò chơi của mình.
Bài viết này sẽ giới thiệu về Visual Scripting trong Unity và tại sao nó có thể là một công cụ mạnh mẽ cho những người không chuyên lập trình.
Visual Scripting là gì?
Visual Scripting là một phương pháp lập trình mà không cần viết mã nguồn thông thường. Thay vào đó, người lập trình sử dụng giao diện đồ họa để tạo ra các “block” hoặc “node” và kết nối chúng để xây dựng logic của ứng dụng. Điều này giúp giảm thiểu sự phức tạp của việc viết mã và làm cho quá trình lập trình trở nên trực quan và dễ hiểu hơn.
Visual Scripting trong Unity – Bolt
Trong Unity, có nhiều công cụ Visual Scripting khác nhau, nhưng một trong những phổ biến nhất là Bolt. Bolt là một asset của Unity, cung cấp một giao diện đồ họa để xây dựng logic và tương tác trong trò chơi. Đặc biệt trên phiên bản Unity mới nhất, Bolt đã được tích hợp sẵn trong Unity như 1 phần của Unity và người dùng không cần cài đặt để sử dụng.
Một số điểm mạnh của Bolt:
Dễ học và sử dụng: Với Bolt, người mới học lập trình và phát triển trò chơi có thể nhanh chóng làm quen với việc tạo logic mà không cần biết nhiều về lập trình.
Tích hợp tốt với Unity: Bolt tích hợp chặt chẽ với Unity, giúp bạn dễ dàng tương tác với các thành phần khác nhau của trò chơi.
Debug và hiểu quả: Visual Scripting không chỉ giúp xây dựng logic mà còn hỗ trợ quá trình debug, giúp người lập trình theo dõi dễ dàng hơn các vấn đề trong mã nguồn.
Cách sử dụng Bolt trong Unity
Bolt sử dụng khái niệm “graph” để đại diện cho logic. Mỗi graph có thể là một loại logic khác nhau, chẳng hạn như logic điều khiển, logic xử lý sự kiện và nhiều hơn nữa. Dưới đây là một ví dụ đơn giản về việc sử dụng Bolt để di chuyển một đối tượng:
- Tạo Graph: Tạo một graph mới để đại diện cho logic di chuyển.
- Thêm Node: Thêm các node như “Get Key Down”, “Translate” để xác định khi nào đối tượng sẽ được di chuyển và hướng di chuyển.
- Kết nối Node: Kết nối các node với nhau để xác định trình tự thực hiện logic.
- Thực thi Graph: Khi một điều kiện được đáp ứng (ví dụ: phím được nhấn), graph sẽ được thực thi và đối tượng sẽ được di chuyển.
Lợi ích và hạn chế của Visual Scripting
Lợi ích:
- Dễ học và sử dụng, đặc biệt là cho người không có kinh nghiệm lập trình.
- Trực quan và giảm thiểu lỗi do sai sót trong mã nguồn.
Hạn chế:
- Công cụ này không phải là giải pháp tốt cho mọi tình huống. Visual Scripting thường phù hợp cho các dự án nhỏ đến trung bình, những dự án lớn và phức tạp có thể yêu cầu sự linh hoạt của mã nguồn.
- Hiệu suất có thể giảm do việc thực thi logic thông qua Visual Scripting Engine.
Một số Node hay dùng trong Visual Scripting
Node Update – Event – biểu diễn phương thức Update() trong Script của Unity, phương thức được gọi sau mỗi Frame được chạy trên màn hình. Phương thức có dấu mũi tên xanh để chứa các node khác.
Node – If : thể hiện câu lệnh if-else trong lập trình, node có 1 input là Node thể hiện điều kiện True – False và 2 output cho 2 trường hợp điều kiện là True – False.
Node Input Get Key: Node bắt sự kiện bấm – giữ phím bất kì. Nút có 1 output dạng true- false thể hiện trạng thái bấm – giữ phím.
Node Rigidbody2D – Set Velocity: Node dùng để thiết lập tốc độ di chuyển cho nhân vật bằng cách mô phỏng tác dụng lực lên nhân vật. Node hỗ trợ 4 chiều di chuyển theo tọa độ X hoặc Y.
Visual Scripting, đặc biệt là với công cụ như Bolt trong Unity, là một cách tiếp cận mạnh mẽ để phát triển trò chơi mà không cần phải là một chuyên gia lập trình. Nó giúp đơn giản hóa quá trình phát triển và mở rộng cơ hội cho nhiều người tham gia vào sự sáng tạo trò chơi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Visual Scripting không phải là một giải pháp cho mọi tình huống và có thể không phù hợp cho các dự án lớn và phức tạp.
Giảng viên Nguyễn Thị Loan
Bộ môn Công nghệ thông tin
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
cơ sở Hà Nội