Làm gì và làm được bao nhiêu tiền chính là vấn đề nóng hổi được các bạn sinh viên quan tâm khi chuẩn bị tốt nghiệp. Vậy đối với ngành Cơ khí thì sao? Một kỹ sư cơ khí sẽ thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Kỹ thuật cơ khí là gì?
Kỹ thuật cơ khí là một ngành ứng dụng các nguyên lý kỹ thuật, vật lý, toán học và khoa học vật liệu để thiết kế, phân tích, chế tạo và bảo trì các loại máy móc và hệ thống cơ khí. Kỹ thuật cơ khí là một trong những ngành kỹ thuật lâu đời nhất, rộng lớn nhất.
Thông thường, kỹ thuật cơ khí được coi là bao gồn các lĩnh vực nhỏ hơn như:
- Cơ học: Tĩnh học; Động học; Động lực học (Statics; Kinetics; Dynamics);
- Khoa học vật liệu (Materials Sicence);
- Thiết kế và chế tạo cơ khí (Mechanical Design and Manufacturing);
- Nhiệt-Năng lượng-Cơ học chất lưu (Thermo-Energy-Fluid Mechanics);
- Điều khiển, Robots (Control and Robotics).
Như vậy, kĩ thuật cơ khí cần sự am hiểu các kiến thức cốt lõi như: Cơ học (tĩnh học, động học, động lực học); Nhiệt động lực học, năng lượng; Khoa học vật liệu; Kỹ thuật điều khiển. Ngoài ra, kĩ thuật cơ khí còn sử dụng các công cụ hiện đại với sự trợ giúp của máy tính (Computer-Aided Design – CAD; Computer-Aided manufacturing – CAM) trong thiết kế sản xuất các chi tiết, máy móc cơ khí, các hệ thống nhiệt, làm lạnh, các hệ thống trong giao thông như máy bay, tàu thủy, robot, thiết bị y học, vũ khí, v.v.
Công việc của kỹ sư cơ khí là gì?
Nghề kỹ thuật cơ khí có những vị trí công việc nào?
- Thiết kế ý tưởng (Conceptual design)
- Phân tích (Analysis)
- Trình diễn, báo cáo các tài liệu kỹ thuật, dự án (Presentations and report writing)
- Làm việc trong nhóm đa lĩnh vực (Multidisciplinary teamwork)
- Kỹ thuật đồng thời – kết hợp đồng thời nhiều lĩnh vực, từ thiết kế, chế tạo, bán hàng để phát triển sản phẩm (Concurrent engineering)
- Đánh giá cạnh tranh (Benchmarking the competition)
- Quản lý dự án (Project management)
- Sản xuất thử nghiệm sản phẩm mẫu (Prototyping)
- Đo lường, kiểm tra (Testing, Measurements)
- Phân tích dữ liệu kỹ thuật (Data Interpretation)
- Nghiên cứu phát triển (Research & Development)
- Phân tích: Phương pháp phần tử hữu hạn hoặc Phương pháp số (Analysis – FEA and CFD)
- Làm việc với các nhà cung ứng (Working with suppliers)
- Bán hàng (Sales)
- Tư vấn (Consulting)
- Dịch vụ khách hàng (Customer service)
Mức lương kỹ sư cơ khí hiện nay bao nhiêu?
Kỹ sư cơ khí có thể thiết kế và sản xuất các sản phẩm truyền thống hoặc công nghệ cao. Họ có thể làm các công việc như: thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; hay cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí
Kỹ sư ngành này cũng có thể làm việc trong các lĩnh vực như: kỹ thuật chế tạo, cơ khí ôtô, sửa chữa và đóng tàu, dệt may, giày dép nhựa, thực phẩm, năng lượng và công nghiệp hàng không…
Chính vì nhu cầu nhân sự vô cùng lớn, kỹ sư cơ khí hiện đang rất khan hiếm tại nhiều nhà máy, xí nghiệp. Vì vậy, mức lương của kỹ sư cơ khí hiện nay cũng khá ổn.
Theo tìm hiểu, tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực làm việc – chức danh và nhiệm vụ công việc – quy mô doanh nghiệp – khu vực làm việc… mà mức lương dành cho các kỹ sư cơ khí sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:
- Đối với kỹ sư cơ khí mới ra trường và người chưa có kinh nghiệm: mức lương dao động trong khoảng từ 8-10 triệu/ tháng
- Đối với kỹ sư cơ khí trình độ cao, đã có kinh nghiệm vào khoảng từ 3-5 năm: mức lương dao động trong khoảng từ 8-15 triệu đồng/ tháng
- Đối với kỹ sư cơ khí trình độ cao, đã có kinh nghiệm trên 5 năm, thành thạo ngoại ngữ, có chứng chỉ hành nghề…: mức lương hàng chục triệu đồng/ tháng
Ngoài ra, kỹ sư cơ khí làm việc cho các công ty, tập đoàn nước ngoài sẽ được trả mức lương cao hơn so với các công ty tại Việt Nam – kỹ sư cơ khí là người ngoại quốc được trả lương cao hơn kỹ sư cơ khí trong nước… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu và đăng ký các đơn hàng xuất khẩu theo diện kỹ sư, làm việc tại các thị trường tiềm năng như Nhật Bản.