Nguyễn Thị My: Gen Z chưa có bằng cấp đã trúng tuyển làm sếp

17:51 22/04/2024

Hồ sơ của My chỉ vỏn vẹn giấy tờ tùy thân, đơn xin việc với kinh nghiệm thực tế. Chưa tốt nghiệp cao đẳng, My vẫn vượt qua nhiều thí sinh “nặng ký” khác, trúng tuyển làm trưởng nhóm.

20 tuổi làm trưởng nhóm

Đó là câu chuyện Nguyễn Thị My – sinh viên năm cuối chuyên ngành Digital Marketing tại Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Hà Nội.

Đến nay, đã gần 1 năm My thử sức ở vai trò Trưởng nhóm Nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D) tại Công ty TNHH Bamboo Digital Marketing.

Nguyễn Thị My – cựu sinh viên ngành Digital Marketing tại Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Hà Nội. Ảnh: FBNV

Thời điểm ứng tuyển vào công ty này, ưu điểm lớn nhất của My là kinh nghiệm thực tập, làm việc tại các doanh nghiệp từ khi còn là sinh viên năm nhất. Cô cho rằng mình thật may mắn khi xin việc vào công ty ưu tiên người lao động có kỹ năng, kinh nghiệm hơn là bằng cấp.

Là người năng động, hoạt bát, ham học hỏi, My đã không ngừng tích lũy cho mình kinh nghiệm trong quá trình làm việc ở những đơn vị trước đây. Khi thấy công ty tuyển nhân sự ở vị trí leader (trưởng nhóm), cô không thấy “đuối” khi nộp hồ sơ.

Tôi quyết tâm thử sức, xem năng lực, khả năng thích nghi với công việc của mình đến đâu. Nếu không ứng tuyển, cơ hội sẽ tuột mất”, My kể.

Khi gặp gỡ nhà tuyển dụng, cô gái đã trao đổi thẳng thắn về việc vẫn còn đi học, chưa có bằng cấp. Song, điều để My gây ấn tượng với người phỏng vấn là những kinh nghiệm tích lũy được qua các công việc đã đảm nhận trước đó.

Vòng đầu tiên, cô được nhân viên tuyển dụng phỏng vấn chung. Sau đó, cô gái trải qua những bài kiểm tra về tư duy, năng lực từ hai nhà quản lý.

Vài ngày sau, cô nhận được thông báo trúng tuyển. Hiện, My đang là trưởng nhóm, phụ trách một đội với 15 thành viên. Nhiệm vụ của cô là lên lịch làm việc trong nhóm, theo dõi chỉ số, thực hiện nhiệm vụ được giao phó.

Trong số 15 nhân viên của My, không ít người lớn tuổi hơn cô nhưng nữ trưởng nhóm luôn nhận được sự tôn trọng trong đội.

Thực tế, hầu hết nhân viên trong nhóm đều thuộc thế hệ gen Z. Bộ phận nghiên cứu, phát triển sản phẩm này hiện là nhóm trẻ nhất công ty, để phát huy thế mạnh sáng tạo trong việc quảng bá sản phẩm.

“Những ngày mới chập chững vào công ty, tôi thấy may mắn khi được làm việc ở môi trường trẻ trung, năng động. Những anh chị đi trước nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ thế hệ đi sau như chúng tôi”, My chia sẻ.

Chính vì vậy, không chỉ cô mà các đồng nghiệp khác trong nhóm đều có môi trường làm việc cởi mở, thỏa sức phát huy sáng tạo, cống hiến.

Trong quá trình học, My luôn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi để gia tăng kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình. Ảnh: FBNV

Một khảo sát 63.878 người đi làm và 9.638 sinh viên của Anphabe cho thấy, có đến 49% Gen Z quan tâm đến sự thăng tiến trong công việc.

Sau 15 ngày thử việc, My được nhận vào làm chính thức. Cô gái chia sẻ: “Những tháng đầu chưa quen công việc, tôi không thể hoàn thành nhiệm vụ của công ty giao phó. Thời gian này tôi căng thẳng tột độ và từng nghi ngờ về bản thân”.

Song, chính các đồng nghiệp trong công ty luôn tận tình hướng dẫn, hỗ trợ để cô cùng nhóm vượt qua khó khăn ban đầu. Về sau, các chỉ tiêu đều được hoàn thành vượt mong đợi và My ngày càng được đồng nghiệp tin tưởng.

So với những thế hệ trước đây, My xác nhận, gen Z là những người trẻ, năng động, có nhiều ý tưởng và dám thực hiện ý tưởng đó. Chính sự nhanh nhạy giúp các nhân sự ở độ tuổi này có những lợi thế riêng cho mình.

Mới đây, My hoàn thành nhiệm vụ học tập tại trường và nhận bằng cao đẳng để bổ sung cho đủ hồ sơ, điều kiện còn “nợ”.

5 ưu điểm của gen Z làm quản lý

Trao đổi về vấn đề chuyện gen Z vượt mặt đàn anh, được chọn làm sếp , Tiến sĩ Đinh Thị Hồng Duyên, chuyên gia tư vấn về Quản trị doanh nghiệp cho biết, bà từng gặp nhiều nhân sự trẻ thuộc thế hệ này làm CEO cho trung tâm tiếng Anh, công ty về marketing và không ít người nắm vị trí quản lý như trưởng nhóm, trưởng phòng/bộ phận.

Qua quá trình nghiên cứu về nhóm lao động gen Z làm quản lý, bà Duyên rút ra 5 đặc điểm.

Thứ nhất, những nhân sự này có kỹ năng công nghệ tốt. Thế hệ Gen Z lớn lên trong kỷ nguyên số, rất thành thạo với công nghệ. Họ có khả năng thích nghi nhanh với công cụ công nghệ mới và sử dụng chúng một cách hiệu quả trong công việc.

Ưu điểm thứ hai là sự sáng tạo và đổi mới. Vì thành thục công nghệ nên gen Z có đầu óc rất linh hoạt, nhiều ý tưởng, và rất dễ thích ứng với sự thay đổi, đổi mới. Gen Z thích thử thách quy chuẩn và luôn tìm kiếm cách thức mới để giải quyết vấn đề. Họ mang lại làn gió mới cho sự sáng tạo và đổi mới trong môi trường làm việc.

Thứ ba là tính độc lập và khả năng khởi xướng. Gen Z có xu hướng làm việc một cách độc lập. Họ không chỉ chờ đợi chỉ thị mà thường xuyên tìm kiếm cách để cải thiện quy trình và năng suất làm việc.

Thứ tư, gen Z ý thức cao về các vấn đề xã hội. Rất nhiều người quản lý là gen Z quan tâm và nỗ lực làm từ thiện, sống có mục đích, lý tưởng cống hiến cho xã hội. Thế hệ này rất quan tâm đến các vấn đề như bình đẳng, môi trường và công bằng xã hội. Họ thường xuyên tìm kiếm và lựa chọn làm việc cho những tổ chức mà họ cảm thấy phù hợp với giá trị cá nhân.

Cuối cùng là sự đa năng, có khả năng làm việc xuyên biên giới như những công dân toàn cầu. Họ ý thức về tinh thần dân tộc cao, đi cùng với đó là ý thức về các vấn đề xã hội.

Dù có những khiếm khuyết thường thấy ở người trẻ cần khắc phục trong quá trình làm việc, gen Z vẫn thật sự là thế hệ đang dần làm chủ thị trường lao động.

Căng thẳng giữa các thế hệ

Năm 2023, báo cáo của Anphabe cảnh báo cuộc đụng độ giữa gen X, gen Y với gen Z, khi mỗi thế hệ được định hình bởi những sự kiện và trải nghiệm đặc trưng trong quá trình phát triển.

Những thay đổi nhanh chóng trong thập kỷ qua đã làm tăng sự khác biệt giữa các thế hệ, khiến gen Z trở nên biệt lập hơn trong quan điểm, phong cách làm việc, thái độ, giao tiếp và cách tiếp cận công nghệ.

Theo Dân trí

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2024