Trong làm nội dung trên nền tảng mạng xã hội TikTok, có 11 nhóm từ dưới đây nằm trong top “tối kị”, không nên sử dụng nếu bạn không muốn video của mình “flop”, thậm chí là bị xóa, khóa tài khoản.
Tiktok là ứng dụng ra đời năm 2016 bởi công ty Bytedance của Trung Quốc, là nền tảng truyền thông xã hội được sử dụng để tạo nhiều video dạng ngắn, mang tính giải trí cao. Tại thị trường Việt Nam, Tiktok hiện đã có khoảng gần 50 triệu người dùng, xếp thứ 6 trong top 10 quốc gia sử dụng nền tảng Tiktok nhiều nhất thế giới.(tham khảo từ )
Sáng tạo nội dung trên Tiktok được giới trẻ coi là một nghề khá thú vị, được nhiều người theo dõi, thoải mái thời gian, thu nhập cao. Tuy nhiên, sáng tạo nội dung trên Tiktok không chỉ cần nội dung hấp dẫn, mang tính giải trí cao, hình ảnh video đẹp mà các nhà sáng tạo nội dung cũng cần nắm được danh sách từ cấm khi làm nội dung để video không bị hạn chế tương tác hoặc tệ hơn là bị xóa hoặc bị khóa tài khoản.
Dưới đây là 11 nhóm từ cấm cần tránh dùng khi làm nội dung trên nền tảng Tiktok:
- Nhóm từ ngữ mang tính tuyệt đối, không thể kiểm nghiệm, từ ngữ khoa trương, không rõ thật giả hoặc không thể phán đoán thật giả
Ví dụ: Huy chương vàng, thương hiệu hàng đầu, công nghệ đỉnh cao, quán quân, có một không hai, chưa từng có trong lịch sử, thu nhập siêu cao - Từ ngữ marketing, mê hoặc người tiêu dùng
Ví dụ: Miễn phí hoàn toàn, càng…càng… - Từ ngữ khoa trương, bẻ cong thực tế
Ví dụ: số tiền bỏ ra ít nhất nhưng hiệu quả đạt cao nhất, không hiệu quả không lấy tiền,… - Từ ngữ mô tả các hiện tượng xã hội tiêu cực, gây khó chịu cho người xem
Ví dụ: bạo lực, lừa gạt, xúi giục, rùng rợn, yếu tố khiêu dâm, quan niệm không tốt, quan hệ tình dục… - Từ ngữ mang ý nghĩa “miễn phí” chỉ được sử dụng khi đã xác minh
Ví dụ: các từ ngữ như “tư vấn miễn phí” đều nên được hạn chế sử dụng - Xuất hiện tên thương hiệu, nhãn hiệu của các thương hiệu khác trên video
Nếu có thì phải cắt bỏ hoặc che logo - Từ ngữ mang tính có thẩm quyền, từ ngữ mang tính tuyên truyền
Ví dụ: Nhân viên cơ quan nhà nước, được ủy quyền XX của quốc gia,… - Từ ngữ tuyên truyền không cần kiểm tra chất lượng
Ví dụ: Miễn kiểm tra chất lượng, không cần kiểm định - Từ ngữ mang tính chất lừa gạt người tiêu dùng
Ví dụ: Chúc mừng quý khách đã nhận được quà, miễn phí cho tất cả mọi người, click vào link sẽ có quà, ấn vào link để nhận thưởng,… - Từ ngữ kích động khách hàng
Ví dụ: nhanh tay vào đặt mua, bỏ lỡ sẽ không mua được giá rẻ như vậy nữa, bỏ lỡ sẽ không còn cơ hội nữa,… - Từ ngữ phân biệt chủng tộc, giới tính
Ví dụ: Tạp chủng, lũ da trắng, người phụ nữ nhỏ nhen, trọng nam khinh nữ, Hàn xẻng, Tàu khựa, đồ da đen, man di mọi rợ,…
Trên đây là những nhóm từ ngữ mà nhà sáng tạo nội dung nên tránh sử dụng khi làm nội dung trên Tiktok. Ngoài ra, Tiktok là doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh tại Việt Nam, vì vậy, những nội dung sáng tạo trên nền tảng này phải tuân theo thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Hi vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn phần nào trên con đường trở thành một nhà sáng tạo nội dung thành công trên TikTok!
Bộ môn Quản trị kinh doanh
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
cơ sở Đà Nẵng