Bạn có bao giờ tự học code một mình chưa? Bạn đã tự ép bản thân vào một con đường khó khăn và đã đôi lần bỏ cuộc? Nếu là tuýp người “sợ cô đơn”, hãy đọc bài viết sau để tìm ra lý do vì sao không nên học code một mình nhé!
Học Code hay được coi là một lĩnh vực trong ngành CNTT. Với lĩnh vực này, các bạn hoàn toàn có thể tự học, tự tìm tòi nếu không muốn theo học ở bất kì trường, lớp nào. Tuy nhiên, nếu không thấy phương pháp tự học này hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu lí do vì sao nhé!
Tại sao không nên tự học code một mình?
Hiện tại, người học Code có thể dễ dàng tiếp cận nhiều nguồn thông tin miễn phí như các trang học lập trình trực tuyến: Unica (học bằng tiếng việt), Udemy, Udacity hay thậm chí Youtube… Tuy nhiên đó cũng là một con dao hai lưỡi: có nhiều nguồn học cũng có nghĩa để tìm một cái thực sự tốt cũng là vấn đề rất khó khăn.
Bạn sẽ đi vào “mê cung” nguồn học: Cái thì quá khó, bạn thay đổi từ chủ đề này sang chủ đề khác rồi từ nguồn này sang nguồn khác. Hoặc là từ bỏ hết. Không chỉ dừng lại ở việc tìm đúng chương trình học, còn hàng tỷ những tác động nội và ngoại cảnh sẽ “giúp” bạn dễ từ bỏ đam mê code hơn.
Thay vào đó, tại sao bạn không tìm một chiến hữu cùng trí hướng để đồng hành? Tìm hiểu 6 lý do này nhé!
1. Trước khi tự học code hãy nhớ câu: “Chúng ta học khi chúng ta dạy”.
Câu nói bất hủ trên là củatriết gia Seneca, hay còn được gọi là hiệu ứng Protégé. Nghĩa là nếu chúng ta tìm hiểu một vấn đề với mục đích để truyền đạt cho người khác, chúng ta sẽ học hiệu quả hơn.
Vì vậy, khi bạn học code, hãy kiểm tra thứ bạn hiểu (hoặc bạn nghĩ là bạn hiểu) bằng việc giải thích những điều đó cho người khác. Họ cũng hiểu được nghĩa là việc học của bạn là có kết quả. Nếu không, bạn cần học lại.
Hãy ép mình vào việc giải thích một khái niệm là một cách tốt nhất để hiểu trọn vẹn nó (và thêm nữa: bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi giúp người khác!). Khi bạn thành thạo ngôn ngữ lập trình và dạy lại họ, bạn cũng đang trau dồi thêm một phần kiến thức.
2. Tất cả chúng ta đều cần sự giúp đỡ
Đây là một mặt khác trong quan điểm của mình. Để tự học code tốt, bạn không nên đặt câu hỏi ngay lúc bạn không hiểu về một điều gì đó. Bạn nên tự mình tìm hiểu lời giải bằng cách tìm kiếm trên mạng, trong sách vở…
Tuy nhiên, khi mọi thứ bế tắc, việc nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô là rất cần thiết. Tuy nhiên, lời khuyên của mình là chỉ nên hỏi họ về ý tưởng, đường hướng giải quyết vấn đề thay vì nhờ họ làm hộ tất cả.
3. Code là môn thể thao đồng đội
Sau này, khi đi làm, bạn sẽ tham gia vào các dự án thật, hầu hết là các dự án có nhiều người cùng tham gia. Vì vậy, team work là một kỹ năng gần như bắt buộc phải có trong CV của bạn. Bạn có thể tự học chơi violon. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn biết cách chơi trong một dàn nhạc. Học code với người khác không chỉ giúp học hỏi kinh nghiệm của đối tác mà còn nâng cao kỹ năng làm việc nhóm.
4. Giữ được động lực dễ dàng hơn nhờ “chiến hữu”
Học lập trình rất khó. Đã có rất nhiều bạn trong quá trình học lập trình bị tâm lý chán nản và bỏ cuộc giữa chừng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ khi người đó có thể vượt qua được chính mình, vượt qua những giai đoạn khó khăn đó.
Nhưng với nhiều sinh viên, bạn bè là nơi để trông cậy khi cần sự hỗ trợ, thúc đẩy động lực học hành. Khi cả hai cùng ngồi học với nhau, bạn sẽ ít bị phân tán tư tưởng. Hoặc vì thấy bạn bè học, bản thân bạn sẽ tự cảm thấy cố gắng hơn.
5. Code là sáng tạo và sức sáng tạo đến từ sự cộng tác
Có nhiều quan điểm về người lập trình, cả ở trong công việc và trong quá trình học. Nhiều người cứ nghĩ dân lập trình thường cứng nhắc và khô khan. Thực tế, lập trình viên là một nghề rất cần sự sáng tạo.
Có vô vàn cách để giải quyết cùng một vấn đề bằng lập trình. Mỗi người lại có cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Nó khuyến khích cách tiếp cận sáng tạo riêng của chính bạn.
6. Lập trình không dừng lại ở những dòng lệnh, đó còn là lẽ sống
Nếu mục đích cuối của học code là trở thành một lập trình viên. Trở thành lập trình viên chuyên nghiệp mới mất nhiều thời gian. Chứ tự học code chỉ là một phần trong đó.
Bạn không ngừng phấn đấu để trở thành một lập trình viên kể cả khi bạn nghỉ việc vào một ngày nào đó. Lúc này thì trở thành lập trình viên là lẽ sống của bạn.
Một phần lớn cuộc sống nữa chính là hãy trở thành một phần của cộng đồng nhà lập trình, nơi tất cả hăng say học hỏi lẫn nhau. Thời gian bắt đầu tham gia cộng đồng đó không phải là khi bạn kết thúc học…mà là ngay bây giờ!
Bộ môn CNTT
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng