Bản khảo sát trong nghiên cứu định lượng – tưởng dễ nhưng khó không tưởng!

13:24 24/04/2023

Phải chăng bản khảo sát chỉ đơn thuần là một danh sách các câu hỏi được đặt ra một cách dễ dàng – “thuận tay gõ ra, thuận miệng mà hỏi” để cho một ai đó trả lời? Liệu bạn có đang “nhầm tưởng” về những nhận định này?! Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đây hoàn toàn không phải là một ý tưởng hay. Bởi lẽ, một bản câu hỏi hoàn chỉnh với kết cấu đầy đủ và bố cục rõ ràng thể hiện được tầm quan trọng của cuộc nghiên cứu và sự tôn trọng đối với đối tượng khảo sát. Trong đó, phần giới thiệu mở đầu với thiết kế tiêu đề bắt mắt và hấp dẫn chính là sự dẫn dắt tài tình, tạo ra tâm thế sẵn sàng trả lời và đóng góp những ý kiến chất lượng của người được hỏi.

Hơn nữa, bất kỳ đối tượng được phỏng vấn nào cũng có nhu cầu được biết về “doanh nghiệp đang tiến hành cuộc nghiên cứu”, “mục đích của cuộc nghiên cứu là gì”, “tại sao tôi nên làm bản khảo sát này” và “liệu rằng thông tin, quan điểm mà tôi cung cấp có được bảo mật hay có nguy hại gì cho cá nhân”. Chính vì vậy, ngoài tạo “tâm thế sẵn sàng”, phần mở đầu gồm những nội dung trên sẽ xây dựng được niềm tin bên trong người được phỏng vấn, khiến họ an tâm, thoải mái bày tỏ suy nghĩ của mình. Từ đó, gia tăng giá trị của dữ liệu thu thập được.

“Để bản khảo sát trông ngắn gọn và tiết kiệm thời gian hơn, chúng ta nên đi thẳng vào nội dung chính gồm những câu hỏi mà nhà nghiên cứu cần hỏi?”

Thật đơn giản khi đặt một câu với kết cấu nghi vấn. Chắc chắn rồi, ai cũng có thể dễ dàng hiểu được nội dung câu hỏi. Tuy nhiên, đặt câu hỏi trong nghiên cứu marketing không giản đơn đến thế. Bởi lẽ, để người trả lời hiểu thôi là chưa đủ. Không ít nhà nghiên cứu đã “bù đầu”, “bứt tóc” để tìm ra cách hỏi sao cho có được dữ liệu cần thiết, đúng với yêu cầu đặt ra và phục vụ được mục tiêu của cuộc nghiên cứu.

“Đặt câu hỏi chỉ cần đáp ứng yêu cầu ngữ pháp”

Một tips nho nhỏ là chúng ta cần thêm sự kết hợp của các loại thang đo lường và sử dụng dạng câu hỏi phù hợp để có thể soạn thảo được nội dung câu hỏi đúng ý và hiệu quả. Bốn loại thang đo lường với mức độ đo lường và khả năng sử dụng các phép toán thống kê khác nhau, cùng với việc ứng dụng các dạng câu hỏi mở và đóng linh hoạt sẽ là trợ thủ đắc lực cho nhà nghiên cứu khai thác sâu được thông tin của người được phỏng vấn điều tra.

“Không cần thiết thử nghiệm bản câu hỏi?”

Về nguyên tắc, một bản câu hỏi không nên được chính thức sử dụng để điều tra thực địa khi không có điều tra thử. Tất cả những đặc điểm của bản câu hỏi đều phải điều tra thử, bao gồm nội dung câu hỏi, từ ngữ, thứ tự các câu hỏi, hình thức trình bày và lời chỉ dẫn,…

Không thử nghiệm bản khảo sát trên một mẫu nhỏ những người trả lời thể hiện sự chủ quan và ảo tưởng của nhà nghiên cứu khi nghĩ rằng mình có thể kiểm soát hết tất cả những lỗi có thể xảy ra. Một số lỗi mà người nghiên cứu có thể gặp phải như:

  • Hỏi những câu yêu cầu người trả lời hồi tưởng quá nhiều hoặc khó trả lời

Ví dụ: Vào lần gần nhất ghé thăm cửa hàng để mua sản phẩm, nhân viên bán hàng đã hỏi gì để xác định nhu cầu của bạn trước khi tư vấn?

  • Câu hỏi có tính áp đặt hoặc ẩn ý

Ví dụ: “Có phải bạn sẽ giới thiệu người thân mua sản phẩm này vì giá trị hữu ích của nó?” Hoặc “Đây là dòng mỹ phẩm mới, đang nhận được rất nhiều lời khen từ cộng đồng làm đẹp, bạn sẽ mua nó trong tương lai chứ?

  • Câu hỏi nhiều thành tố

Ví dụ: Hãy cho biết mức độ đồng ý của bạn với nhận định sau đây “Tôi cảm thấy sản phẩm phù hợp với nhu cầu của tôi và thiết kế sản phẩm bắt mắt”. Lời khuyên là: nên tách nhận định này thành 2 ý riêng biệt “Tôi cảm thấy sản phẩm phù hợp với nhu cầu của tôi” và “Thiết kế sản phẩm bắt mắt”.

  • Sử dụng từ ngữ chuyên môn hoặc một từ ngữ mới nhưng không có lời chỉ dẫn hoặc giải thích rõ.

Ví dụ: Bạn sẽ tìm kiếm thông tin sản phẩm từ nguồn nào dưới đây? Đáp án lựa chọn có thể là: Người thân – bạn bè; chương trình quảng cáo; chat GPT; … Trong trường hợp này, nhà nghiên cứu cần có lời giải thích, định nghĩa cụ thể về từ ngữ “Chat GPT”.

Trên đây là một số nhầm tưởng, cũng như sai lầm mà một Marketer hoặc nhà nghiên cứu có thể đang ngộ nhận hoặc còn e ngại chưa biết nên như nào là đúng. Hy vọng qua bài viết này, người đọc sẽ có thêm những kinh nghiệm bổ ích, ứng dụng một cách hiệu quả những “bí kíp” “nhỏ nhưng có võ” vào bài dự án assignment môn Nghiên cứu marketing – một môn học cơ bản ngành mang tính ứng dụng cao và cả giá trị chiều sâu.

Giảng viên Nguyễn Thị Phương Linh

Bộ môn Quản trị kinh doanh

Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Đà Nẵng

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận