Bên cạnh cước phí ở chặng vận tải chính (freight), một lô hàng bất kỳ còn phải chịu các chi phí địa phương (local charges) liên quan đến việc xếp hàng lên tàu ở cảng đi và dỡ hàng ở cảng đến. Bài viết lần này sẽ giới thiệu các loại phí local charge thường gặp trong vận tải quốc tế.
THC – Phụ phí xếp dỡ tại cảng (Terminal Handling Charge)
Là khoản phí được thu trên mỗi container để bù đắp các chi phí làm hàng tại cảng như xếp dỡ, tập kết container từ bãi container ra cầu tàu,… Phí THC này do cảng thu từ hãng tàu, sau đó hãng tàu sẽ thu lại từ người gửi hàng hoặc người nhận hàng.
Handling fee – Đại lý phí
Handling có thể được hiểu là quá trình một forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý đó thực hiện một số các công việc như phát hành B/L, D/O, khai báo manifest với cơ quan hải quan cũng như các giấy tờ có liên quan. Các forwarder sẽ thu phí này từ người gửi hàng/ người nhận hàng.
D/O fee – Phí lệnh giao hàng (Delivery Order fee)
Khi hàng cập cảng, người nhận hàng muốn nhận hàng thì phải đến hãng tàu/ forwarder để lấy lệnh giao hàng và bị thu phí lệnh giao hàng.
Bill of lading fee, Documentation fee – Phí vận đơn, phí chứng từ
Phí vận đơn là phí mà hãng tàu thu khi phát hành vận đơn cho người gửi hàng.
Amendment fee – Phí chỉnh sửa B/L
Trong trường hợp người gửi hàng cần phải chỉnh sửa một số nội dung chi tiết trên B/L sau khi B/L được phát hành hoặc quá thời gian cho phép chỉnh sửa thì người gửi hàng làm đơn yêu cầu chỉnh sửa B/L và sẽ phải đóng phí chỉnh sửa B/L cho hãng tàu hoặc forwarder.
Container Freight Station Fee – Phí CFS: Phí làm hàng lẻ
Phí này chỉ phát sinh đối với lô hàng lẻ. Phí này do các forwarder thu khi hàng hàng đang ở trong kho CFS chờ bốc xếp, đóng gói hoặc tháo dỡ hàng hóa vào container chờ consignee tới nhận hàng hoặc phát hàng.
Telex Surrender Fee – Phí điện giao hàng
Để thuận tiện cho việc nhận hàng của người nhập khẩu, người xuất khẩu yêu cầu được lấy bill surrender từ phía hãng tàu mà không cần bill gốc. Khi hàng đến cảng đích, hãng tàu/đại lí hãng tàu tại bên nước xuất khẩu làm điện giao hàng (bằng fax, email, thư điện tử, …) để thông báo cho hãng tàu/đại lí hãng tàu tại nước nhập khẩu được phép giao hàng cho người nhập khẩu mà không yêu cầu người nhận hàng phải xuất trình bill gốc và họ sẽ thu phí điện giao hàng.
Cleaning Container Fee – Phí vệ sinh container
Phí này do hãng tàu thu để hỗ trợ cho việc vệ sinh làm sạch container. Phi này áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu, sau mỗi lần vận chuyển container cần được vệ sinh để đảm bảo tình trạng tốt của container.
Lift on – Phí nâng container
Phí nâng container hàng từ bãi tập kết lên xe.
Lift off – Phí hạ container
Phí hạ container từ xe vào bãi tập kết.
Detention (DET) – Phí lưu container tại kho riêng của khách
Phí này được tính trên số ngày quá hạn của khách hàng khi lấy container mang về kho riêng để đóng hàng (hàng xuất khẩu) hay dỡ hàng (hàng nhập khẩu).
Demurrage (DEM) – Phí lưu container tại bãi của cảng
DEM là thời hạn được phép lưu container tại bãi miễn phí mà hãng tàu không thu phí của khách hàng. Nếu quá thời hạn trên, hãng tàu sẽ thu phí dựa trên số ngày quá hạn của khách hàng khi để container tại bãi.
Storage charge – Phí lưu bãi của cảng
Phí lưu bãi của cảng tính trên số ngày quá hạn của khách hàng khi để container tại cảng và phí này do cảng thu. Cùng với cước phí, chi phí vận tải nội địa, các loại phụ phí,…thì các loại local charges kể trên là một trong các yếu tố cấu thành nên chi phí dịch vụ logistics mà người cung cấp dịch vụ logistics cần tính toán trước khi báo giá dịch vụ cho khách hàng của mình. Với sự hiểu biết chính xác về các loại phí sẽ giúp nhân viên logistics có thể tư vấn và cung cấp cho khách hàng tốt dịch vụ tốt nhất.
Giảng viên Trần Thị Kim Chi
Bộ môn Quản trị kinh doanh
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng