Hậu Covid-19, Đà Nẵng cũng như bao thành phố khác rơi vào khó khăn trong việc phục hồi ngành du lịch. Vậy đâu sẽ là phương pháp để giải quyết bài toán này?
Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến ngành du lịch thành phố Đà Nẵng
Từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 diễn biến nhanh và phức tạp. Đặc biệt, sự bùng phát dịch COVID-19 lần 2 trong thời gian cao điểm du lịch hè 2020 tại Đà Nẵng và kéo dài suốt 2 năm từ 2020 – 2021 đã gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch.
Năm 2021 số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ tại Đà Nẵng đạt gần 1,17 triệu lượt khách, giảm 55,8% so với 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú và lữ hành ước đạt 2.554 tỷ đồng, giảm 36,6% so với năm 2020. Đồng thời, tính đến cuối năm 2021, gần 90% doanh nghiệp du lịch tạm dừng hoạt động, hơn 38.000 lao động nghỉ việc, thất nghiệp và chuyển sang làm ngành nghề khác….
Giải pháp phục hồi ngành du lịch thành phố Đà Nẵng
Theo thông tin từ Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, đến tháng 5/2022, đã có hơn 50% doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố hoạt động trở lại. Số lượt khách đến Đà Nẵng cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, để du lịch phục hồi và phát triển cần những giải pháp cụ thể.
Các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tiện ích cho khách hàng. Bên cạnh đó, cần tạo ra những sản phẩm mới lạ, hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng, hống tình trạng bán phá giá và hài hòa lợi ích của các bên tham gia, trong đó có doanh nghiệp vận chuyển, lữ hành, khách sạn, hàng không.
Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch như phát triển du lịch thủy nội địa, đầu tư thêm nhiều tuyến du lịch đường sông mới lạ; sản phẩm du lịch đô thị gắn với kinh tế đêm; du lịch gắn với văn hóa truyền thống, kết hợp thêm địa điểm văn hóa, lịch sử, tâm linh để tạo nên tuyến du lịch hấp dẫn; xây dựng và tổ chức các chương trình du lịch tại chỗ (hoạt động dã ngoại, du lịch cộng đồng, tour trekking Hòa Bắc, Hòa Vang…)
Xây dựng các nhóm sản phẩm du lịch trở về thiên nhiên, môi trường trong lành, yên tĩnh như du lịch biển, du lịch nông nghiệp, sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch hồi phục và chăm sóc sức khỏe, du lịch vui chơi giải trí, mua sắm, du lịch ẩm thực, du lịch MICE để phục vụ khách … Đó là những loại hình du lịch phù hợp với thời kỳ hậu COVID-19.
Tổ chức nhiều hoạt động kích cầu như chủ động tổ chức/đăng cai các sự kiện, lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc quy mô quốc gia, quốc tế để thu hút khách hàng.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, xúc tiến quảng bá về một hình ảnh điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách; hình ảnh du lịch Đà Nẵng cần xuất hiện nhiều hơn trên các kênh truyền hình Trung ương vào các khung giờ vàng, cũng như tại các thị trường có đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng. Ngoài ra, Đà Nẵng cần chủ động kích cầu dòng khách tại chỗ (người dân Đà Nẵng) trải nghiệm dịch vụ, hình thành các chính sách riêng cho người Đà Nẵng.
Cần nâng cao năng lực chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh du lịch, nghiên cứu triển khai mô hình “Sàn giao dịch du lịch trực tuyến” (mô hình Chợ du lịch trực tuyến) để hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch kết nối, giao dịch kinh doanh và tổ chức mua bán trực tuyến dịch vụ phục vụ du lịch với khách hàng; thí điểm thẻ du lịch thông minh; nghiên cứu khảo sát du lịch trực tuyến, tổ chức hội chợ ảo, tour ảo, các chương trình livestream (phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội) để giới thiệu sản phẩm du lịch và triển khai hướng dẫn đến doanh nghiệp các hoạt động du lịch thông minh qua công nghệ số; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số.
Cùng với đó, ngành du lịch cần tập trung phát triển nguồn nhân lực du lịch, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch từ cấp quản lý đến cả các bộ phận trực tiếp phục vụ khách để giúp nhân sự trong lĩnh vực khách sạn trau dồi lại kỹ năng, nghiệp vụ, đồng thời cập nhật những xu hướng, kỹ năng phục vụ khách phù hợp với từng hoàn cảnh, giai đoạn của dịch bệnh.
Đặc biệt thành phố ban hành những gói vay ưu đãi dễ tiếp cận; giảm các khoản thuế, giãn các khoản đóng và phạt nộp chậm Bảo hiểm xã hội; tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai các dự án lớn, tạo sản phẩm thu hút khách…
Tất cả những giải pháp trên cần được triển khai một cách quyết liệt và có sự phối hợp của các sở ngành mới thực sự mang lại hiệu quả và sớm khôi phục lại du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
Giảng viên Phạm Thị Lệ Xuân
Bộ môn Kinh tế – Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
Đà Nẵng