Lộ trình và cơ hội thăng tiến trong ngành Khách sạn

14:38 12/04/2023

Lộ trình và cơ hội thăng tiến trong ngành khách sạn là một trong những vấn đề được sinh viên quan tâm khi chọn học ngành Quản trị khách sạn.

Làm trong ngành Khách sạn bắt đầu từ đâu để thăng tiến? Đây là một ngành hot, liệu những người mới vào nghề, “tay ngang” có cơ hội cạnh tranh, lên chức?, … Đây đều là những câu hỏi thường thấy của các bạn trẻ khi theo học ngành Quản trị khách sạn. Để giải đáp được câu hỏi này, hãy đọc tiếp những mục bên dưới nhé!

Lộ trình thăng tiến các bộ phận trong ngành khách sạn

  • Bộ phận tiền sảnh

Lễ tân là vị trí khởi đầu thú vị cho bạn trẻ bắt đầu bước vào ngành khách sạn, bởi bạn sẽ học hỏi rất nhiều thông qua việc tiếp xúc hằng ngày với khách hàng, đồng nghiệp từ các bộ phận khác và xử lý hàng loạt tình huống phát sinh mỗi ngày.

Khi đã thành thạo nghiệp vụ và có kinh nghiệm làm việc, bạn sẽ thăng tiến lên vị trí cao hơn, điển hình là giám sát. Tiếp theo sẽ là trưởng bộ phận tiền sảnh, còn gọi là Front Office Manager (FOM). Đây là vị trí điều hành tất cả công việc thuộc Tiền sảnh khách sạn.

Ngoài ra, còn có vị trí trợ lý trưởng bộ phận tiền sảnh mà hầu hết khách sạn 3 sao trở lên đều tuyển. Từ trưởng bộ phận tiền sảnh, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí cao hơn là phó tổng giám đốc và tổng giám đốc khách sạn. Đây chính là nấc thang đáng mơ ước trong lộ trình thăng tiến đi từ lễ tân

Bộ phận lễ tân khách sạn

Lộ trình thăng tiến của lễ tân khách sạn cũng được xem là lộ trình thăng tiến của FO, bao gồm các vị trí khác thuộc FO. Muốn phát triển sự nghiệp ở FO, không nhất thiết bạn phải bắt đầu ở vị trí lễ tân. Bạn có thể khởi đầu bằng vị trí nhân viên hành lý (bellman), tổng đài (operator), hỗ trợ khách hàng (concierge), đặt phòng (reservation)…, sau đó phát triển lên bậc cao hơn hoặc “lấn sân” sang lễ tân rồi từ từ thăng tiến lên vị trí cao hơn vẫn được

  • Bộ phận nhà hàng

Phục vụ bàn là vị trí khởi điểm quen thuộc của bạn trẻ khi bắt đầu lộ trình nghề F&B. Nếu có năng lực và kinh nghiệm, bạn sẽ được chọn làm trưởng ca, sau đó phát triển lên thành giám sát nhà hàng. Quản lý nhà hàng là nấc thang cao hơn trong lộ trình thăng tiến nghề phục vụ bàn. Cao hơn nữa sẽ là quản lý bộ phận ẩm thực (F&B Manager), giám đốc khối dịch vụ ẩm thực (Director of F&B) và cuối cùng là Giám đốc khách sạn.

Nhân viên phục vụ bàn
  • Nhân viên phục vụ buồng phòng

Nhân viên dọn phòng là vị trí cơ bản thuộc khối Buồng phòng (Housekeeping). Sau thời gian làm việc và tích lũy kinh nghiệm, nhân viên buồng phòng có thể đảm nhận vị trí giám sát tầng (khách sạn 4 – 5 sao) hoặc giám sát buồng phòng. Khi thể hiện được năng lực của mình, một giám sát có thể đảm đương vị trí Trưởng bộ phận buồng phòng và có thể tiếp tục phát triển cao hơn thành Giám đốc khách sạn.

Nhân viên buồng phòng của khách sạn

Cơ hội thăng tiến trong ngành khách sạn

Trong ngành Quản trị khách sạn, thăng tiến phụ thuộc vào “thiên thời, địa lợi và nhân hòa”. Quan trọng là bạn tích lũy được cho mình kiến thức và kinh nghiệm gì (hiểu quy trình, quy chuẩn, nội quy, biết cách đối nhân xử thế, đem lại giá trị cho đồng đội, kết nối mọi người…).

Thông thường, một nhân sự trải qua tầm 3 – 5 năm để thăng tiến lên giám sát, còn để lên quản lý sẽ mất thêm 2 – 3 năm. Như vậy, thời gian từ nhân viên lên giám sát có thể dài hơn thời gian từ giám sát lên quản lý, chứng tỏ nền tảng kiến thức và kỹ năng ở cấp nhân viên phải rất vững chắc nếu muốn thăng tiến. không ít trường hợp làm 5 – 7 năm trong nghề nhưng vẫn ở mãi vị trí nhân viên. Nguyên nhân là do những nhân sự này chỉ giỏi về nghiệp vụ, chứ chưa biết cách đối nhân xử thế, tạo ra giá trị phát triển và kết nối mọi người trong nhóm.

Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu nên vô cùng quan trọng trong môi trường đòi hỏi giao tiếp thường xuyên với khách quốc tế, cộng với việc các cơ sở xếp hạng khi thẩm định xếp hạng sao cho khách sạn, họ sẽ đòi hỏi tỷ lệ % nhân viên có bằng cấp về ngoại ngữ. Do đó, khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt cũng giúp cơ hội thăng tiến ngành Khách sạn của bạn rộng mở hơn.

Ngoài ra, không nên tự ti hay nản chí khi phải làm những công việc “tay chân” khi mới ra trường, bởi lộ trình thăng tiến ngành Khách sạn luôn bắt đầu ở vị trí cấp thấp là nhân viên. Thực tế đã chứng minh có rất nhiều những GM khách sạn có xuất phát điểm là nhân viên phục vụ, nhân viên hành lý.

Trên đây là lộ trình và cơ hội thăng tiến ngành Khách sạn. Hy vọng bài viết này đã phác họa cho bạn cái nhìn toàn diện hơn về hướng đi của mình trong thời gian tới!

Giảng viên Phạm Thị Lệ Xuân
Bộ môn Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Đà Nẵng

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận