Nắm rõ 5 mẹo này để có một bài thuyết trình ấn tượng!

11:15 04/02/2023

Nói hay, nói dài, nói văn vẻ chưa chắc đã tốt đối với một bài thuyết trình thuyết phục người nghe. Để có một bài thuyết trình xuất sắc, bạn có thể tham khảo 5 mẹo dưới đây nhé!

  1. Xác định chân dung khán giả mục tiêu

Trước khi chuẩn bị bài thuyết trình, bạn phải xác định rõ ràng một số câu hỏi như sau:

  • Mình nói vấn đề này cho ai nghe?
  • Họ quan tâm như thế nào về vấn đề mà mình đang nói?
  • Mình nên nói thế nào để thu hút được sự chú ý của họ?

Khi giải quyết được các câu hỏi đó, bạn có thể giới hạn được nội dung và thời gian trình bày của mình phù hợp với đối tượng khán giả mà bạn muốn chinh phục.

  1. Chăm chút cho diện mạo trước khi rời khỏi nhà

Bạn sẽ không thể gây được ấn tượng tốt và khiến người nghe mong chờ bài thuyết trình nếu như bạn diện lên mình bộ trang phục xuề xòa, luộm thuộm. Hãy đầu tư và chuẩn bị vẻ ngoài thật chỉn chu, lịch sự thậm chí là tạo dựng thương hiệu cá nhân ngay từ khi ngồi ghế nhà trường. Không phải lúc nào bạn cũng có  thời gian để chuẩn bị trang phục cho phù hợp với từng chủ đề mình sẽ trình bày nhưng luôn xuất hiện với một diện mạo chỉn chu sẽ giúp bạn tự tin trước đám đông và nhận được nhiều thiện cảm từ các bạn bè, thầy cô và cả những đồng nghiệp sau này.

  1. Lập dàn ý cho bài thuyết trình

Một số bạn bị rơi vào trạng thái nói lan man mặc vì không lên dàn ý trước khi nói dù đã có ý tưởng tốt. Vậy nên, sau khi xác định được chân dung khán giả, nắm bắt chủ đề cũng như đã có sự chỉn chu về hình thức thì bạn nên dành ra vài giây để phác họa dàn ý, bố cục trên giấy note với các luận điểm chính, xây dựng thông điệp mình muốn nói. Điều này không những giúp bài trình bày của bạn thêm chặt chẽ mà còn gây ấn tượng cho người nghe bởi sự rõ ràng, rành mạch.

  1. Kết hợp phi ngôn từ trong lúc trình bày

  • Một số bạn có thể do quá hồi hộp, hoặc do thói quen nói rất nhanh khi trình bày sẽ trở thành rào cản với người nghe nếu họ chưa giao tiếp nhiều với bạn. Ví dụ các bạn tân sinh viên K18, đến từ nhiều vùng miền khác nhau sẽ có thể gặp khó khăn để nghe kịp và hiểu vấn đề mà bạn muốn trình bày nếu bạn nói với tốc độ quá nhanh. Vậy nên, hãy điều chỉnh chậm lại 3-5 giây kết hợp khuôn miệng để thông tin được truyền đạt rõ ràng hơn.
  • Bên cạnh đó việc bị vấp hay lạm dụng các từ đệm “À, ừm, thì, là, mà…” cũng là một lỗi phổ biến của các bạn mới thuyết trình. Nếu cần thời gian để suy nghĩ nên nói gì tiếp theo bạn có thể im lặng vài giây và hít một hơi để lấy lại bình tĩnh trước khi tiếp tục. Việc này có thể giúp ích cho não bộ của người nghe có thêm thời gian xử lý những gì bạn vừa trình bày.

  • Kết hợp ngữ điệu khi nói cũng là một mẹo hiệu quả giúp bạn chinh phục được người nghe. Trong khi trình bày, nếu bạn chỉ sử dụng một nhịp điệu bình thường, không có điểm nhấn, không có bất ngờ thì người nghe sẽ cảm thấy chán nản, thậm chí là “buồn ngủ” và bỏ đi giữa chừng. Vì vậy hãy “thả” cảm xúc của mình theo các nội dung thuyết trình để lôi cuốn người nghe hơn nhé!
  • Đừng quên kết hợp hài hòa cả ngôn ngữ hình thể lẫn lời nói! Một hành động thừa thãi cũng có thể khiến bạn mất điểm trước người nghe. Khi cần nhấn mạnh vấn đề, bạn có thể mở rộng vòng tay; khi thể hiện quyết tâm hay sức mạnh, bạn có thể nắm chặt tay thành hình nắm đấm… Bạn cũng nên lưu ý một số ngôn ngữ hình thể không phù hợp, không nên sử dụng trong buổi thuyết trình như khoanh tay trước ngực, đưa tay lên mũi, môi, tai… Bên cạnh để sử dụng giao tiếp bằng mắt hiệu quả cũng là một tuyệt chiêu khi thuyết trình, hãy cho công chúng biết bạn rất quan tâm đến từng cá nhân một khi bạn hướng ánh mắt dành cho họ.
  1. Luyện tập là chìa khóa của thành công

Đa số các bạn sinh viên thường chọn cách học thuộc lòng bài thuyết trình của mình thay vì chỉ luyện tập đơn thuần. Đây không phải cách giúp bạn thuyết trình hiệu quả. Việc học thuộc lòng chẳng những khiến cho câu nói của bạn không được tự nhiên mà thỉnh thoảng còn khiến bạn quên luôn cả những gì mình định trình bày.

Vậy nên, hãy thực hành vài ba lần trước buổi thuyết trình. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nắm vững trọng tâm, không nên quá sa đà vào việc học thuộc lòng. Bạn có thể thực hành nhiều lần trước team của mình, hỏi ý kiến của những người thân thiết để biết mình cần phải khắc phục lỗi gì, với cương vị là khán giả, họ sẽ cho bạn những nhận xét chính xác và hữu ích. Một cách khác cho bạn đó là tự ghi hình chính mình và xem lại  cũng sẽ giúp cải thiện kỹ năng của riêng mình.

Trên đây là một số mẹo giúp các bạn cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình trước đám đông và cả công chúng. Tuy nhiên, những 5 tips trên chỉ thực sự hiệu quả khi bạn chuẩn bị cho mình không chỉ kiến thức chuyên ngành mà cả kiến thức xã hội thật vững! Kết hợp với sự luyện tập nghiêm túc, các bạn sẽ dần chinh phục đối tượng của mình qua mỗi bài thuyết trình.

Giảng viên Hồ Thị Thu Huyền
Bộ môn Quản trị kinh doanh
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận