Mô hình Flipped classroom là một trong những mô hình đang được áp dụng rộng rãi tại một số nước như Mỹ, Autralia,… khi tiến hành dạy online. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, đây vẫn còn là một mô hình dạy học còn khá mới.
Trên cơ sở phân tích những ưu và nhược điểm của mô hình Flipped classroom khi áp dụng vào giảng dạy hiện nay, bài viết sẽ đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả của mô hình này khi áp dụng vào thực tế.
Mục lục
Một số khái niệm về Lớp học đảo ngược
Lớp học đảo ngược ()
Lớp học đảo ngược là một phương pháp đào tạo mới trong đó cung cấp nội dung học tập cho người học học tập trước khi vào lớp. Ý tưởng và mô hình lớp học đảo ngược hình thành tại Mỹ từ những năm 1990. Với hình thực đào tạo online, tài liệu học tập được giảng viên cung cấp trên hệ thống eLearning. Người học sẽ học tập ở hai không gia trong và ngoài phạm vi lớp học làm tăng thời lượng và hiểu quả học tập.
Hoạt động của người tham gia | Người dạy | Người học |
Ngoài không gian lớp học | Soạn tài liệu giảng dạy, video bài giảng
Chia sẻ với người học trên Hệ thống quản lý học tập |
Tự học, xem, tiềm hiểu bài giảng
Ghi chú những điều chưa rõ, chưa hiểu, chuẩn bị các câu hỏi dành cho người dạy |
Trong không gian lớp học | Điều phối lớp học
Trả lời câu hỏi, tình huống thực tế của người học |
Chủ động tham gia lớp học
Đặt câu hỏi, thực hành, thảo luận, ứng dụng các kiến thức |
Phương pháp đào tạo Flipped Classroom online
Phương pháp Flipped classroom được triển khai theo 3 bước:
- Bước 1: Học trước trên Learning,
- Bước 2: Học trên livestream hoặc trực tiếp tại lớp,
- Bước 3: Hoàn tất môn học trên eLearning.
Vẻ đẹp của phương pháp 3 bước này là làm cho người học có trải nghiệm học tập với nhiều hình thức đa dạng. Việc học e learning sẽ thú vị khi người học được xem video clip bài giảng nội dung hay, xúc tích và làm bài quiz kiểm tra kiến thức. Giảng dạy qua livestream làm tăng tính tương tác, gắn kết thông qua việc thảo luận tình huống, thuyết trình. Từ đó, chất lượng đào tạo sẽ tăng với tỷ lệ học viên tham gia học và hoàn thành khóa học cao.
Cụ thể như sau:
Trước giờ lên lớp: GV xây dựng một lớp học ảo trên mạng, Sinh viên được cung cấp tài khoản tham gia, thực hiện các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của GV. Sinh viên được cung cấp các học liệu trên mạng (video bài giảng, tài liệu tham khảo,…), tự tìm hiểu và hình thành các kiến thức cơ bản của bài học.
Trong giờ học trên lớp: GV tổ chức thảo luận các vấn đề theo nhiều hình thức khác nhau. Từ những vấn đề lớn, nhỏ, Sinh viên phải tự tìm ra hướng tiếp cận, sau đó, GV mới kết luận và đưa ra các luận điểm chung, ghi nhận những luận điểm mới do Sinh viên thảo luận. GV nhận xét, đánh giá, giải đáp, chốt lại kiến thức, giao bài tập và nhiệm vụ mới cho bài học sau.
Sau giờ lên lớp: Sinh viên có thể tiếp tục phát triển năng lực tự học, tự khám phá bằng việc thực hiện nghiên cứu nhỏ, đăng công khai trên group học tập để chia sẻ với mọi người, tạo hứng thú tự học, nuôi dưỡng đam mê, thích thú với môn học cho Sinh viên.
So sánh hiệu quả lớp học đảo ngược và truyền thống
Lớp học đảo ngược chuyển sự hướng dẫn học tập sang mô hình lấy người học làm trung tâm, trong đó thời gian lên lớp được sử dụng để khám phá sâu hơn các chủ đề. Với 6 cấp độ học tập trong thang Bloom, trong lớp học đảo ngược, người học sẽ chú trọng nhớ và hiểu ngoài lớp học. Khi đến lớp, giảng viên sẽ chú trọng giúp người học ứng dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. Điều này ngược lại với lớp học truyền thống rất chú trọng giúp người học hiểu và nhớ lý thuyết tại lớp.
Những khó khăn khi áp dụng phương pháp Lớp học đảo ngược
- Giảng viên cần có cái nhìn cụ thể về việc thiết kế môn học và chuẩn bị nhiều tài liệu học tập để sinh viên học tập từ slide bài giảng, bài giảng tóm tắt, video, các website, … và mất nhiều thời gian hơn cho việc trau chuốt các hoạt động giảng dạy trực tiếp và đánh giá mức độ học tập của sinh viên.
2. Giảng viên cần hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ người hướng dẫn, chứ không phải là trung tâm của lớp học, giảng viên phải thể hiểu rõ hơn về vấn đề sinh viên đang gặp phải và dành nhiều thời gian giúp sinh viên thực hành, tương tác và trải nghiệm.
3. Một số giảng viên thường gặp khó khăn trong việc sử dụng công nghệ hoặc quản lý hệ thống dữ liệu học tập và hoạt động của sinh viên trên hệ thống.
4. Sinh viên gặp vấn đề về sự tự giác và kỷ luật bản thân khi phải chủ động học tập, chỉ khi nhận thức được vai trò trung tâm của mình thì sinh viên mới có thái độ học tập và kỷ luật tốt hơn so với cách học truyền thống: đọc bài giảng trước, vào lớp sẽ chủ động, tích cực hơn trong việc thảo luận và tương tác trên lớp học.
Phương pháp lớp học đảo ngược được áp dụng đã cho thấy tính khả thi cao, tiến trình học tập không chỉ xóa dần thói quen thụ động, trông chờ vào giảng viên mà còn nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của sinh viên, đồng thời tạo ra thói quen tương tác cũng như hình thành thái độ, tư duy và kỹ năng quan trọng của công dân trong thời đại số.
Qua đó, có thể thấy rõ vai trò của việc áp dụng 5 hình thức người thầy trong học tập và giảng dạy, việc học tập không chỉ gò bó trong lớp học mà có thể mở ra với nhiều không gian khác nhau: ngoài thực tế, thư viện, tại nhà hay bất cứ nơi đâu mà sinh viên có thể học tập. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế và sự phát triển của thế giới.
Các trường CĐ, ĐH cần triển khai mô hình lớp học đảo ngược, để nâng cao chất lượng đào tạo và trang bị cho sinh viên sư phạm về lý thuyết và kỹ năng dạy học theo mô hình này để đáp ứng yêu cầu dạy học của giáo dục 4.0.
Tài liệu tham khảo:
[1] Lê Thị Phượng, Bùi Phương Anh (2017), Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh, jem.mean.westview-heights.com
[2] Tô Thị Diễm Quân (2015), Lớp học đảo ngược, VnExpress 1/2/2025
[3] //bvu.westview-heights.com/web/gtsd/-/phuong-phap-lop-hoc-dao-nguoc-
Bộ môn Cơ bản
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
cơ sở Đà Nẵng