Bạn muốn học bơi dưới nước hay … trên cạn

2:05 28/09/2010

Trong bối cảnh nền giáo dục còn nhiều bất cập, tốt nghiệp đại học ra trường chưa đủ đảm bảo để một thanh niên đáp ứng tốt đòi hỏi của doanh nghiệp thì lựa chọn học gì và học như thế nào cho khôn ngoan có ý nghĩa rất quan trọng. Dưới đây là chia sẻ của anh Nguyễn Cảnh Bình – Giám đốc Công ty Alpha Books, một doanh nhân khá thành đạt, trưởng thành nhờ nhận thức đúng đắn về con đường học vấn, đồng thời cũng là diễn giả quen thuộc đối với nhiều bạn trẻ.

Thưa anh, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học thì yếu tố tiên quyết là chương trình, giáo trình. Là một người “làm sách”, viết/dịch sách, anh nhìn nhận sao về yếu tố này, đặc biệt đối với những ngành “thời thượng” như CNTT?

Giáo trình hiện nay của các trường đại học có thể gói gọn trong 3 từ sau: thiếu, ít và lạc hậu. Những sách mới của thế giới vào Việt Nam rất chậm vì còn phải qua nhiều công đoạn. Tôi nghĩ rằng, sách giáo trình ở các đại học Việt Nam hiện nay, tùy từng ngành, có thể tụt hậu so với thế giới khoảng 5 – 10 năm, thậm chí còn nhiều hơn.

Riêng một số ngành ít nhiều còn mới mẻ như CNTT (từ ngữ cũng đơn giản) thì có khá hơn trong việc update nhưng cũng mới chỉ tạm gọi là có thể bắt kịp thế giới. Về cơ bản vẫn cứ là chậm, không đầy đủ và thiếu toàn diện, Các nhà xuất bản chủ yếu mới chỉ xuất bản những sách theo họ là phổ thông đại chúng nhất: MS Word, MS Excel… chứ ít sách lập trình hoặc những sách công cụ dành cho sinh viên CNTT.

Ngoài ra, tôi cũng thấy rằng, các bạn sinh viên của chúng ta khó có thể tiếp cận được nguồn sách tiếng Anh, trong khi chỉ có đọc sách trực tiếp bằng tiếng Anh mới là cách “bắt kịp” thế giới nhanh nhất. Sách tiếng Anh ở VN đắt quá, thậm chí không có. Sách bán phục vụ sinh viên mà giá cỡ 100 đôla/quyển thì mấy bạn mua nổi?

Kể cả có thể mua được thì sinh viên Việt Nam cũng đang vấp phải hạn chế về tiếng Anh…

Đúng vậy đấy, nhưng tôi nghĩ, đó chỉ là sự hạn chế tạm thời. Trình độ tiếng Anh của sinh viên nói chung tuy chưa đạt yêu cầu nhưng với không ít bạn có ý thức rèn luyện thì cũng không hẳn là kém. Tiếng Anh trong CNTT khá dễ học, nếu so sánh với từ ngữ chuyên môn ở các ngành khác như triết học, sinh học… vốn phức tạp hơn nhiều.

Theo anh, những yếu tố đó có phải là nguyên nhân khiến sinh viên tốt nghiệp nhiều trường đại học lớn với bằng cấp khá, giỏi nhưng ra trường vẫn không kiếm được việc làm đúng với chuyên môn?

Tất nhiên, đó là những bất cập mang tính quyết định. Bên cạnh đó, hầu hết sinh viên của ta còn thiếu những yếu tố tưởng chừng không lấy gì làm to tát nhưng kỳ thực lại rất quan trọng. Đầu tiên phải kể đến các kỹ năng mềm, đa số sinh viên nước ta yếu, thiếu về mặt này. Việc này thật ra cũng khó trách các bạn vì hệ thống giáo dục của ta, nhìn chung chưa có nhận thức cũng như chưa được đầu tư để khỏa lấp sự thiếu hụt này. Tuy nhiên, theo thời gian, cũng giống như với môn tiếng Anh, nó đang dần được cải thiện.
Ngoài ra, tôi biết, ở một số trường đại học, cao đẳng, đặc biệt là khối ngoài công lập, để tăng tính cạnh tranh, họ đã rất chú trọng đào tạo kỹ năng mềm, quan tâm nhu cầu phát triển thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần cho sinh viên. Chẳng hạn, nếu bây giờ bạn đến thăm một số cơ sở giáo dục như Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Kinh tế quốc dân hay Trường ĐH FPT… thì sẽ cảm nhận được rất rõ những điều tôi vừa nói.

Tuy nhiên, ngay cả khi không có được may mắn đó ở các trường thì thời buổi hiện nay, thông tin về kỹ năng mềm cũng rất sẵn, các bạn trẻ có thể tự học tập qua sách, báo, mạng Internet, các hoạt động ngoại khóa hay các trung tâm tư vấn, đào tạo chuyên biệt.

Theo anh, đào tạo kỹ năng mềm ngay trong nhà trường liệu có quá khó?

Muốn đào tạo được, trước tiên nhà trường phải nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có nội dung này. Tiếp theo là phải có giảng viên, rồi tài liệu, giáo trình, sách tham khảo… Do chưa trở thành môn học bắt buộc trong nhà trường nên các bạn sinh viên còn coi nhẹ. Đây cũng chính là điểm yếu của giới trẻ Việt Nam: phải ép mới học! Vấn đề còn lại thuộc về cách thức truyền cảm hứng cho sinh viên. Đa số các trường hiện vẫn thường đánh giá sinh viên bằng cách trả bài chăm chỉ.

Ra đi làm ở doanh nghiệp mới thấy rất cần kỹ năng mềm. Vì ở doanh nghiệp, muốn sống sót, bạn phải biết cách tồn tại bằng chính nỗ lực của bản thân mình, chứ không phải như ở trong trường, bạn chỉ cần học như một cái máy và giành được điểm cao.

Nói đến kỹ năng, ở những nước có nền giáo dục tiên tiến như Pháp, Singapore… mô hình Mạng cá cược bóng đá (thiên về đào tạo kỹ năng ứng dụng) được ứng dụng rất rộng rãi, hiệu quả. Theo anh, mô hình này có thể được áp dụng ở Việt Nam như một giải pháp?

Tôi nghĩ, sớm muộn gì thì nền giáo dục nước nhà cũng phải đi qua giai đoạn lộn xộn (bằng cấp rởm, trường nước ngoài ồ ạt vào liên kết kiếm lợi nhuận…). Hiện nay, xu hướng mà bạn vừa nêu cũng đã lác đác xuất hiện, chẳng hạn như hệ cao đẳng nghề mới thành lập của Trường ĐH FPT, với mục tiêu đào tạo sinh viên có thể đáp ứng ngay công việc trong hàng trăm ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí, có thể kiếm tiền ngay trong thời gian đi học. Tôi nghĩ, thay vì cố gắng mãi để kiếm một suất đầy khó khăn ở các giảng đường đại học mà chưa chắc đã đảm bảo cho tương lai nghề nghiệp, chọn một mô hình chú trọng đến tính thực tế, tính hiệu quả như vậy có thể là sự lựa chọn khôn ngoan. Tất nhiên, với điều kiện bạn phải thật sự muốn học và có đủ quyết tâm.

Nói thật, bây giờ, một nhân viên xin việc vào công ty tôi có tấm bằng giỏi, so với một người bằng cấp rất bình thường nhưng tạo được giá trị lợi nhuận cao cho công ty, chắc chắn, tôi sẽ chọn người thứ hai. Tấm bằng chỉ là bước đệm, rồi thực tế sẽ đào tạo các bạn. Cũng như nền kinh tế VN, ban đầu chỉ là “chỉ trỏ” chưa có công nghệ sản xuất, rồi dần dần sản xuất những mặt hàng thiết yếu, rồi xuất hiện doanh nghiệp thương mại… Cũng như vậy, càng ngày nhu cầu sinh viên cần được “thực học, thực nghiệp” sẽ càng cao.

Anh có thể chia sẻ một số lời khuyên với các bạn sinh viên?

Không có lời khuyên nào đúng với mọi người, mọi hoàn cảnh. Nhưng các bạn có hai cách học bơi: học bơi trên cạn, theo cách truyền thống hoặc nhảy ngay xuống dưới nước. Theo bạn, cách nào sẽ tốt hơn? Các bạn trẻ muốn giỏi phải tự “quăng” mình cuộc sống, tự mình cọ xát với thực tế. Muốn tập bơi phải nhảy xuống bơi, và nên nhớ phải chuẩn bị tốt thể lực, lý thuyết, tư duy học bơi như thế nào, học bơi để làm gì… Tuổi trẻ càng “ngã” nhiều càng tốt. Nếu nhà trường đào tạo chưa tốt, hãy học thêm từ bản thân cuộc sống: từ sách báo, Internet và ngay chính những người xung quanh mình.

Xin cảm ơn anh!

Quá trình công tác
– Trình độ học vấn: 

+ Thạc sĩ Hoá dầu; Khoa Hoá, Đại học Bách khoa Hà nội 
+ Kỹ sư Hoá; Khoa Hoá, Đại học Bách khoa Hà nội

– Kinh nghiệm công tác:

+ Từ tháng 1/2005 đến nay: Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc – Tổng Biên tập Alpha Books
+ Từ tháng 6/2005 đến nay: Giám đốc Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam (VICC); một tổ chức phi chính phủ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (VAPEC)
+Từ tháng 12/2005 – 7/2007 : Tổng Thư ký Quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh – Ủy viên thường trực Ban dự án Tủ sách Tinh hoa Tri thức Thế giới.
+ Tháng 9/2003 – tháng 4/2004: Giám đốc điều hành Toà nhà Việt Âu; VietAu Building, 205 Giảng Võ
+Tháng 6 – Tháng 9/2003: Trợ lý Giám đốc Công ty TNHH Ôtô Hoàng Trà 
+ Tháng 3/2002 – tháng 8/2003: • Đại diện Công ty TNHH S-HURT (Ba Lan) tại Việt Nam
• Cố vấn Công ty TNHH Ngọc Khánh. + 1994 – 2002 : Phòng Kỹ thuật Xăng dầu, Tổng Công ty Xăng dầu Việt nam – PETROLIMEX. Số 1 Khâm Thiên, Hà nội.
+ 2002 – 2005: Dịch giả, cộng tác viên cho một số báo và tạp chí. 
Thành viên Hội Trí Thức Trẻ, Liên hiệp các Hội khoa học & Kỹ thuật
Thành viên nhóm C&G: nhóm nghiên cứu về Hiến pháp & Chinh quyền của Khoa Luật, DHQG Hà Nội
+ 1997 – 2002: Thành viên Ban TC8, Tiểu ban Đo lường, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường, xây dựng các văn bản pháp qui của nhà nước cho các máy móc, thiết bị, phương pháp đo trong lĩnh vực này.
+ 1997 – 2002: Phó Bí Thư Đoàn Thanh niên Văn phòng Tổng Công ty Xăng dầu.
+ 2002: Giải Nhì cuộc thi tìm hiểu Hàn Quốc do Đại sứ quán Hàn quốc và Hội hữu nghị Việt Hàn tổ chức với bài dự thi Hàn quốc, ý chí và năng động.
+ 2001: Giải Nhất cuộc thi viết về mối quan hệ Việt nam và Ấn Độ trong thế kỷ 21 do Đại sứ quán Ấn Độ và Hội hữu nghị Việt Ấn tổ chức.
+ 1999 Bảo vệ xuất sắc luận văn thạc sĩ Hoá dầu với điểm 9.9/10.0
+ 1989 Giải Nhì cuộc thi học sinh giỏi môn Vật lý thành phố Hà nội, thành viên đội tuyển học sinh giỏi Lý quốc gia.

Đăng Kí học Fpoly 2024

Bình Luận