Sinh viên các trường đại học đối mặt nguy cơ thất nghiệp ngày càng cao khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang dần thay đổi công việc trong tương lai. Trong khi đó, cử nhân các trường Cao đẳng, dạy nghề lại được dự báo là dễ dàng có được việc làm.
Cuối tháng 3/2018, thí sinh cả nước sẽ bắt đầu đăng ký nguyện vọng, nộp hồ sơ dự kỳ thi THPT quốc gia. Đến nay, trước thực trạng số người thất nghiệp ngày càng tăng, nhiều thí sinh băn khoăn giữa con đường đại học và cao đẳng
Học trường top chưa chắc có việc làm
Bà Ngô Thị Ngọc Lan – Giám đốc khu vực miền Bắc Công ty tuyển dụng Navigos Search – chia sẻ với VTV thông tin về tỷ lệ thất nghiệp hiện nay. Thống kê của nữ giám đốc đưa ra cho thấy số sinh viên tốt nghiệp từ trường đại học không có việc làm cao gấp 5 lần học viên trường nghề.
Thực tế, nhiều sinh viên cầm tấm bằng đại học trên tay không đồng nghĩa có cơ hội việc làm như ý. Trong khi đó, các sinh viên trường nghề, cao đẳng, trung cấp kỹ thuật vẫn có nhiều khả năng tìm kiếm được việc làm tốt, đảm bảo về tài chính.
Tuy nhiên, điều đó không phải bằng đại học hay bằng cấp khác không có ý nghĩa khi tham gia thị trường lao động.
“Các nhà tuyển dụng có quan tâm bằng cấp không? Xin thưa là có. Nhưng họ quan tâm chất lượng bằng cấp đó như thế nào chứ không phải bằng của bạn là cao đẳng hay đại học, kỹ thuật nghề”, bàn Lan nói.
Theo bà Lan, nhà tuyển dụng quan tâm năng lực của ứng viên có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không, khả năng bắt nhịp môi trường ra sao và thái độ công việc thế nào.
Thực tế đáng buồn là phần lớn sinh viên ra trường hiện nay không đáp ứng được những yêu cầu đó của nhà tuyển dụng. Muốn sử dụng được lực lượng lao động, các doanh nghiệp phải chấp nhận đào tạo lại từ đầu, kể cả những sinh viên tốt nghiệp từ trường đại học hàng đầu.
Một trong những vấn đề đầu tiên mà các doanh nghiệp phải đào tạo lại cho sinh viên là ý thức công việc. Nhiều đơn vị tuyển dụng cho biết ý thức của không ít bạn trẻ mới ra trường kém. Sinh viên bước ra từ những trường có tiếng ở Hà Nội hoặc TP.HCM thường mắc tâm lý tự kiêu, có phần ảo tưởng.
“Các bạn cho rằng năng lực của mình rất tốt, có thể làm bất kỳ công việc gì mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Thực tế cho thấy khi giao việc, các bạn thiếu sự hỗ trợ, phối hợp với phòng ban, thiếu tinh thần học hỏi và cầu tiến”, bà Lan thông tin.
Do đó, nhiều công ty ngầm quy định tránh tuyển sinh viên từ những trường này, mặc dù đây là những cơ sở tên tuổi trên thị trường giáo dục. Điều này có nghĩa học tại một trường đại học thuộc hàng top, có danh tiếng cũng chưa chắc có việc làm như ý.
Nhóm ngành công nghệ lên ngôi
Cuộc cách mạng 4.0 đang dần len lỏi vào ngóc ngách của cuộc sống. Thời đại công nghiệp, công nghệ số sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trên thị trường lao động.
“Thời điểm này có khoảng 60% công việc mới ra đời so với trước năm 2000, đòi hỏi kỹ thuật cao. Nếu sinh viên chỉ học những môn truyền thống trong nhà trường, các bạn sẽ không đáp ứng được nhu cầu công việc”, bà Lan cho hay.
Ví dụ về lĩnh vực may mặc, da giày, trước đây, các công ty nước ngoài vào nước ta rất nhiều, đặt trụ sở, nhà máy tại Việt Nam để có được nguồn nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, toàn bộ hệ thống sản xuất đã được thay thế bằng robot. Doanh nghiệp không cần nhân công trực tiếp tham gia sản xuất từng chi tiết nhỏ như trước, trong khi máy móc có thể làm tốt hơn.
Từ đó thấy rằng cuộc công nghiệp 4.0 đã, đang và sẽ thay đổi rất nhiều, từ công việc đến đào tạo, ngành nghề trong tương lai. Theo dự đoán của bà Lan, những ngành liên quan công nghệ sẽ cần nguồn nhân lực rất lớn, có cơ hội việc làm cao, ổn định.
“Công nghệ ở đây được hiểu là những ngành liên quan IT, công nghệ nano, công nghệ sinh học hoặc nông nghiệp bền vững. Những gì liên quan công nghệ chắc chắn sẽ được chào đón”, bà Lan dự báo.
Nữ giám đốc khuyên học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời hãy chọn công việc mình đam mê.
“Không phải tất cả cánh cửa mở ra cho tương lai các bạn đều phải đi qua cổng trường đại học. Nhiều cơ sở có cơ chế đào tạo, liên kết tốt giữa nhà trường và doanh nghiệp vì thế 100% các bạn đi ra từ trường nghề vẫn có công việc với mức thu nhập trung bình và trung bình khá trong xã hội”, bà Lan nói.
(Theo VTV)
FPT Mạng cá cược bóng đá
là hệ Cao đẳng thực hành trực thuộc Đại học FPT, xuất phát từ nền tảng doanh nghiệp với mong muốn đem đến cho người học những giá trị đào tạo thực tế đúng với triết lý đào tạo “Thực học – Thực nghiệp”.
Cụ thể, các chương trình đào tạo của trường được thiết kế theo chuẩn quốc tế như: tiêu chuẩn nghề ASEAN, tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam VTOS. Song song với việc giảng dạy lý thuyết, giảng viên sẽ đóng vai trò người hướng dẫn và dẫn dắt, từ đó giúp sinh viên xây dựng tinh thần tự học và luôn luôn học hỏi để đáp ứng nhu cầu thay đổi công nghệ ngày càng nhanh của xã hội hiện đại. Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá đảm bảo 100% sinh viên ra trường được đào tạo những kỹ năng thiết yếu của Thế kỷ 21. Nhà trường hiện cơ sở đào tạo khang trang với đầy đủ trang thiết bị hiện đại tại 05 thành phố,10 chuyên ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp thuộc 3 khối ngành chính: Công nghệ thông tin, Kinh tế – Kinh doanh và Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn. Theo thống kê từ bộ phận Quan hệ doanh nghiệp, hiện 97,7% sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá đã có việc làm với mức lương cạnh tranh trong vòng 1 năm sau tốt nghiệp. Để trở thành sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá : |