Chiều 24/8, Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá đã kết hợp cùng Phượt thủ nổi tiếng “Quỷ Cốc Tử” (tức Ngô Trần Hải An) tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến “18 tuổi – Tôi đã vào đời như thế nào”.
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Xin chào các bạn!
Với mình hôm nay là một ngày rất thú vị khi được gặp gỡ các bạn trong một chương trình đặc biệt này do FPT Mạng cá cược bóng đá đồng tổ chức.
Năm 18 tuổi, mình bước ra thế giới rộng lớn với đầy hoài bão, ước mơ và sự tự tin của tuổi trẻ. Nhưng mọi thứ không hoàn toàn tốt đẹp như mong muốn. Trượt đại học – Cú sốc đầu đời đã đẩy mình vào những bế tắc, tuyệt vọng. Cũng từ đó, mình có cơ hội nhìn ra được những con đường khác rộng mở trước mắt. Nhiều năm trôi qua, mình càng thấu hiểu hơn một điều: “Có rất nhiều con đường để vượt qua thất bại và chạm vào chiến thắng, vấn đề chỉ là bản thân mà thôi.”
Hy vọng thông qua buổi tư vấn trực tuyến này, mình sẽ chia sẻ những trải nghiệm tuổi 18 của bản thân cũng như niềm đam mê “phượt” với các bạn.
Tăng Hồng Quân – Email: [email protected] – Mobile: 01675.72xxxx
Tại sao anh lại lấy biệt danh Quỷ Cốc Tử?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Quỷ Cốc Tử là một nhân vật nổi tiếng có thật trong lịch sử Trung Hoa. Đây là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, rành kỳ môn độn giáp và là thầy của Tôn Tẫn, Bàng Quyên. Nhưng lý do chính khiến anh muốn lấy nickname này là do tính cách của Quỷ Cốc Tử – không theo những lối mòn do người khác đặt ra mà tự mình tìm lối đi riêng, tự mình học hỏi để chọn đâu là con đường phù hợp với mình nhất. Tính cách anh cũng vậy, không thích nguyên tắc gò bó và không đi theo những chuẩn mực của số đông nếu không thấy nó phù hợp. (Cười)
Nguyễn Văn Đức – Email: [email protected] – Mobile: 097268xxxx:
Bạn có thể giới thiệu một lộ trình xuyên Việt và chi phí lý tưởng được không? Mục đích chuyến đi đơn giản là: Khám phá ẩm thực, cảnh đẹp, điều kiện ăn ở bình thường, không phải kham khổ quá, có thể hiểu là du lịch văn hoá chứ không phải phượt, nếu có thể ở được nhà dân trải nghiệm cuộc sống hàng ngày càng tốt.
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Câu hỏi của bạn thật sự là vĩ mô quá. Chỉ qua giao lưu ngắn này, Quỷ e là không thể chia sẻ với bạn hết vì để lập một chuyến đi dài hạn như vậy cần phải biết đi mùa nào, bao lâu, bao nhiêu người, tình trạng sức khỏe, kinh nghiệm bản thân, kỹ năng sống, chi phí… Nên nếu có thể bạn đặt câu hỏi chi tiết hơn nhé, bởi Quỷ sợ trả lời không đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch của bạn.
Đào Thị Lan Anh – Email:[email protected] – Mobile: 0167403xxxx
Làm thế nào để bắt đầu thành công ở tuổi 18 – 19 ạ?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Chào em. Năm anh 18 tuổi, anh cũng từng hỏi mình như thế. Nhưng vào thời điểm đó, với chút hiểu biết của mình thì nó quá lớn lao, chưa kể anh còn ở thị trấn nhỏ nên thông tin cũng mù mịt. Anh chia sẻ hiểu biết của anh sau “bao năm đoạn trường” nhé. Anh nghĩ mình cần thực hiện song hành 2 điều: Học tại giảng đường và học trên “phố phường” (Cười).
Giảng đường là con đường chính thống để em có kiến thức chuẩn mực, vững chắc phù hợp với quy định tiêu chuẩn của xã hội, để em có cơ hội được hòa nhập làm việc chung trong một guồng phát triển. Tuy nhiên, hãy nhớ là phải định hướng thật kỹ để chọn đúng ngành, đúng nghề nhé.
Thứ 2 là học “phố phường”. Anh nói vui thôi nhưng đúng là em cần phải cùng lúc học kỹ năng sống, cập nhật kiến thức xã hội để bãn lĩnh, trải nghiệm của em sẽ lớn dần. Em cứ hình dung thế này sẽ rõ: Hai chân mình, chân trái là “giảng đường”, chân phải là “phố phường” nếu không phát triển đồng đều em sẽ đi khập khiễng, còn đồng đều em sẽ bức phá tuyệt vời nhất. Em hiểu ý anh chứ?
Chúc em có định hướng thành công và đừng quên học hỏi những người tài giỏi, tin cậy xung quanh mình nhé!
Cao Quý Cường – Email: [email protected]– Mobile: 0163753xxxx
Dạ em chào anh. Năm nay em 19 tuổi và rất thích đi phượt đó đây nhưng tiếc là em chưa có cơ hội ạ. Em từng biết, có những bạn mới 20 tuổi mà đã đi phượt một mình từ Bắc vào Nam nên rất hâm mộ. Nay có cơ hội đặt câu hỏi với anh, em muốn hỏi là: Chi phí đi phượt thì thường dao động ở mức nào ạ? Cách tự lập một mình, đi xa mà không thấy nhà trọ thì cách xin ở nhờ nhà dân thế nào? Anh chia sẻ cho em tất cả những kinh nghiệm cho người mới bắt đầu làm quen với phượt ạ? Em cảm ơn anh.
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Với câu hỏi này chắc em và anh phải uống mấy chầu cafe mới có thể biết nhiều nhiều chút. Câu trả lời chính xác thì thường cho một kế hoạch chính xác và cụ thể, nên anh chỉ chia sẻ câu chuyện của anh thôi nhé:
- Bình quân một chuyến đi phượt Tây Bắc của anh trong 7 ngày tính từ Hà Nội và về lại Hà Nội tầm 4,5 triệu đồng và với hành trình: Hà Nội – Yên Bái – Mù Cang Chải – Ô Quy Hồ – Sapa – Y Tý, Pha Long – Hà Giang – Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang – Hà Nội.
- Có lần ở Hà Giang 4 ngày anh chỉ dùng 40.000 đồng còn lại là nhờ vả người dân.
Trần Việt Phong – Email: [email protected] – Mobile: 098383xxxx
Điều gì là thách thức nhất với anh khi trở về từ chuyến phượt?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Anh vô cùng thích câu hỏi của em! Nhiều người chỉ hỏi đi phượt gian nan ra sao, chứ ít ai hỏi trở về rồi thách thức là gì. Anh nghĩ điều thách thức lớn nhất khi trở về từ chuyến đi phượt đó là “Em không học được gì từ nó cả”. Một chuyến phượt là một cơ hội để em học hỏi điều mới, mở rộng tầm nhìn, trải nghiệm cuộc sống, giao lưu văn hóa… để em bước ra khỏi thế giới nhỏ bé của mình và chạm vào những gì thú vị nhất.
Nhưng nếu em không biến tất cả “vốn liếng quý giá” đó trở thành “nguồn năng lượng” để thay đổi em, đẩy em bay về phía trước, để em hoàn thiện hơn, vượt bậc hơn thì đó là thách thức lớn và đáng tiếc nhất. Một trở ngại nữa là đi về rồi mà cứ muốn ngồi một chỗ để nhớ về chuyến đi hoặc mơ đi tiếp mà không hòa nhập được xung quanh, bồng bềnh trên mây.
Để khắc phục tình trạng này thì phải tìm cách đem hiểu biết, trải nghiệm trong chuyến đi đó vào cuộc sống hàng ngày của em. “Để em thấy mình lớn dần từ những bước chân nhỏ bé”. Cảm ơn em!
Nguyễn Văn Thuyết – Email: [email protected] – Mobile: 097656xxxx:
Anh ơi, đợt thi Đại học vừa rồi, điểm của em không tốt lắm và có lẽ sẽ trượt trường em muốn. Em thấy rất áp lực vì kết quả này bởi bố mẹ và ông bà rất kỳ vọng vào em. Được biết anh cũng từng trượt ĐH nên anh cho em một lời khuyên được không ạ? Em muốn đi du lịch, muốn đi phượt để thoát khỏi cái tâm lý mệt mỏi này nhưng bố mẹ em lo em còn nhỏ. Làm thế nào để thuyết phục bố mẹ ạ?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Chào em. Anh hiểu được áp lực em đã có vì anh đã từng trải qua như thế. Anh vẫn nhớ ngày khi biết tin trượt Đại học, anh đã chạy xe xém tông vào xe tải, may là mọi thứ tồi tệ không xảy ra. Nhưng nhiều năm sau anh hiểu được rằng, trượt đại học không tồi tệ như chúng ta vẫn nghĩ.
Chúng ta vẫn có thể tiếp tục học ở một ngôi trường khác, đó chính là “trường đời” hoặc ôn luyện thi lại vào năm sau. Em có thể học thêm các lớp trung cấp, học thêm bộ môn nào đó em yêu thích, em có thể học chụp ảnh, quay phim, bơi lội, học chơi đàn, tham gia các câu lạc bộ đội nhóm…
Còn về chuyện em đi du lịch bố mẹ không yên tâm cũng đúng vì em chưa từng đi như thế. Giải pháp tốt nhất là em hãy đi cùng những người uy tín mà bố mẹ tin tưởng hay tham gia các đoàn thể đội nhóm để đi cùng. Hẳn lúc đó bố mẹ em sẽ yên tâm hơn. Và khi em đã chứng minh được bãn lĩnh của mình với bố mẹ thì “thế giới chỉ trong tầm tay”. Đừng buồn em nhé! Hãy nghĩ rằng đó là một cơ hội không phải một thất bại.
Duy Chu – Email: [email protected] – Mobile: 093966xxxx:
Mục tiêu của anh trong 5 năm tới?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Sẽ là một phóng viên ảnh có uy tín trong và ngoài nước.
Sẽ là một người chồng tốt.
Sẽ là một ông bố tốt.
Sẽ làm cho một tổ chức Quốc tế về môi trường và cùng vợ con đi khắp thế giới. Vậy được không em? (Cười)
Nguyễn Văn Thịnh – [email protected] – Mobile: 094628xxxx
Anh cho em hỏi hành trang để khám phá một hang động với nhiều sông ngầm thì cần những gì ạ?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Câu hỏi của em thật sự rất thú vị nhưng để trả lời câu này cũng phải mất vài giờ đó (cười). Nhưng anh tạm tóm gọn chung nhé: Cần người dẫn đường chuyên nghiệp, am hiểu thời tiết trong hang, địa hình, người chuyên nghiệp trong lĩnh vực khám phá hang động (như anh Hồ Khanh người khám phá Sơn Đoòng chẳng hạn), các trang thiết bị leo núi vượt thác, bơi chuyên dụng chính hãng, kiến thức, kỹ năng về hang động, sông ngầm. Tùy từng hệ thống hang động đơn giản hay phức tạp mà sẽ có những trang bị khác nhau. Nếu em chinh phục Tú Làn sẽ đơn giản hơn Sơn Đoòng rất nhiều. Cảm ơn em với câu hỏi thú vị, mong có dịp gặp em để trò chuyện nhiều hơn.
Khánh Nguyễn – Email: [email protected] – Mobile: 090901xxxx:
Em thích đi du lịch nên dự định học ngành du lịch. Nhưng hiện nay đa phần các tour chỉ đưa khách đến những nơi đã phát triển, còn những nơi hoang sơ thì rất khó kiếm tour, trong khi lượng khách muốn đến những nơi này không hề ít và họ thường cần một người dẫn đường. Vậy em có nên tự trải nghiệm rồi nhận dắt khách đi mà không cần qua trường đào tạo không anh (như trường hợp của anh vậy ạ)?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Cảm ơn câu hỏi của em. Anh xin đính chính xíu, anh không có dẫn tour, dắt khách nhé. Anh chỉ thích đi khám phá một mình hoặc tổ chức cùng bạn bè thôi. Anh vẫn ủng hộ em cần phải học thông qua trường lớp chính quy để nắm vững những quy định, quy tắc, có bằng cấp phù hợp để hoạt động trong lĩnh vực em lựa chọn, vì chúng ta đều bị quản lý bởi các cơ quan chức năng mà em.
Việc em tự khám phá và dẫn khách đến một nơi hoang sơ khác nhau rất nhiều. Khi dẫn khách du lịch em phải có giấy phép hoạt động kinh doanh, có trách nhiệm bảo hiểm, an toàn, các tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước. Còn khi các nhóm bạn tự tổ chức lại hoàn toàn khác nhé. Anh được biết các hướng dẫn viên freelance chuyên nghiệp vẫn phải có chứng chỉ hành nghề đó.
Lê Bá Duy Phong – Email: [email protected] – Mobile: 0162669xxxx:
Bạn ơi, bạn có kinh nghiệm gì có thể truyền đạt cho một người mới biết đến và muốn thử sức mình với những chuyến đi phượt không?
Lê Hồng Thái – Email: [email protected] – Mobile: 0123587xxxx:
Em rất thích du lịch nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm lắm. Anh chia sẻ cho em cách đi phượt an toàn được không ạ?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Chào hai em. Vì câu hỏi của Hồng Thái và Duy Phong khá giống nhau. Nên anh chia sẻ một chút như sau nhé bởi để chính xác thì phải tùy trường hợp mới góp ý chính xác được:
- Đi chỗ gần trước, chỗ xa sau. Đi chỗ dễ trước, chỗ khó sau.
- Đi cùng bạn bè, người thân, gia đình trước, đi một mình sau.
- Đi theo kế hoạch, chương trình do người có kinh nghiệm lập ra trước, tự mình lập kế hoạch sau.
- Tham gia những đoàn đội, hội nhóm uy tín để học hỏi kinh nghiệm.
- Tham gia các diễn đàn uy tín về phượt. Ví dụ: phuot.vn, CLB Phượt Hà Nội…
- Tự bản thân tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, học kỹ năng sống…
Hoàng Quý Hải – Email: [email protected] – Mobile: 097999xxxx:
Em vừa thi tốt nghiệp THPT và chỉ được có 11 điểm. Em cảm thấy rất buồn vì đã trượt Đại học. Được biết anh cũng từng trượt Đại học, khi đó cảm giác của anh thế nào? Theo anh, những điều gì nên làm sau khi biết mình trượt đại học?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Nhắc lại cảm giác biết mình trượt đại học thật khủng khiếp. Trong phút chốc thấy mình như rớt vô tận không dừng lại, xung quanh nhạt nhòa. Anh nhớ lúc chạy xe về nhà qua ngã từ Phú Nhuận anh xém lạc tay lái tông vào xe tải. Trốn tránh tất cả. Cảm giác khủng khiếp đó kéo dài vài ngày.
- Theo anh, những gì nên làm sau khi trượt đại học là:
- Hãy chia sẻ với người thân. Đừng chôn sâu nỗi buồn một cách tiêu cực mà hãy chia sẻ
- Đi du lịch, phượt. Đi du lịch hay phượt cũng là một cách để bạn bình tâm trở lại.
- Tham gia một hoạt động xã hội, từ thiện. Để thấy nỗi buồn của mình thật bé nhỏ bởi ngoài kia còn nhiều người còn kém may mắn hơn bạn.
- Đi học bằng cấp chứng chỉ liên quan nghành bạn thích ở những trường dễ hơn. Mục đích tích lũy kiến thức trước để năm sau thi lại đậu thì học sẽ nhanh hơn hiệu quả hơn.
- Bắt đầu ngay một công việc.
Trần Nguyễn Vũ Nguyên – Email: [email protected] – Mobile: 0166444xxxx:
Dear anh, em cũng có sở thích như anh đi du lịch. Cũng chung sở thích chụp hình và có thể viết bài. Em muốn hỏi anh nếu em muốn gửi bài giới thiệu du lịch đến các tờ báo và tạp chí thì làm như thế nào ạ? Anh thường đi một mình hay đi theo đoàn thế ạ?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Hi em. Rất hoan nghênh và ủng hộ em hết mình khi em muốn cộng tác và gửi bài du lịch. Đơn giản lắm em chỉ cần gọi 0949057799 và nói: “Anh Quỷ phải không ạ? Em muốn gửi bài cộng tác du lịch”. Thế là xong! Đợi cuộc gọi của em nhé!
Ngọc Đoàn Văn – Email: [email protected] – Mobile: 093657xxxx:
Cậu ơi, tớ đang chuẩn bị chuyến xuyên việt bằng xe máy. Theo cậu thì có nên mua lều trại để ngủ qua đêm không hay ở nhờ nhà dân?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Quỷ nghĩ an toàn là trên hết nên bạn cần ở nhà nghỉ tốt hơn, còn lều trại có thể dự phòng để sử dụng trong trường hợp bất khả kháng thôi. Nếu như bạn có một kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng lều trại ở nơi thích hợp để tìm hiểu rõ sự an toàn… thì có thể nhé.
Hoàng Lan Anh – Email: [email protected] Mobile: 097439xxxx:
Em cũng hay đi du lịch cùng bạn bè, có chụp ảnh nhưng để chụp được ảnh đẹp như anh thì chưa. Anh chia sẻ chút kinh nghiệm được không ạ? Mà anh ơi, ngày trước, làm thế nào để anh được nhận là phóng viên ảnh của báo thế? Nếu em không có mối quan hệ nào, không có người quen làm báo thì làm thế nào để xin làm phóng viên ảnh được ạ? Em cảm ơn anh!
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Chào em. Nói thiệt thì anh cũng không phải dân chụp ảnh chuyên nghiệp, không qua trường lớp gì cả. Anh chỉ có số kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh thôi còn lại anh chụp bằng… cảm nhận là chính. Cá nhân anh, anh thích bắt khoảnh khắc, chụp bức ảnh sao cho sống động và có hồn. Anh cũng may mắn được đi nhiều nên gặp nhiều cảnh đẹp, thật sự nó đẹp sẵn chớ không phải do anh “cao tay nghề”.
Chia sẻ với em về duyên làm báo của anh nhé: Đầu tiên anh hay cộng tác cho các báo về bài, ảnh du lịch. Sau một thời gian làm cộng tác viên, anh có uy tín được tin tưởng nên được nhận vào làm phóng viên. Em có thể gửi bài, ảnh cộng tác với các báo một thời gian dài. Khi đã có uy tín rồi, họ sẽ mời em về làm thôi.
Mong em sẽ sớm trở thành một phóng viên ảnh giỏi.
Lê Thị Hậu – Email: [email protected] – Mobile: 093667xxxx:
Khi còn học phổ thông, em cũng thi thoảng đi phượt nên thích học du lịch. Nhưng sức học của em không tốt lắm nên e là khó đỗ đại học. Em cũng đã chuẩn bị tâm lý cho điều này nhưng đang không biết sẽ học nghành du lịch ở đâu? Và quan trọng phải thuyết phục bố mẹ em nữa ạ.
Anh cho em xin tư vấn với. Cảm ơn anh!
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Chào em. Đừng quá lo lắng nếu ngưỡng cửa đại học chưa mở ra với mình em nhé vì vẫn còn rất nhiều những cánh cửa khác chờ đón em. Về ngành du lịch, em có thể theo học tại FPT Mạng cá cược bóng đá . Theo anh được biết, thế mạnh đào tạo ngành này của trường là: Phương pháp đào tạo qua dự án thật (Project based learning), môi trường thực hành trên nền tảng doanh nghiệp, có cơ hội liên thông và chuyển tiếp học tập nước ngoài cũng như cơ hội thực tập, hưởng lương trong và ngoài nước. Em tìm hiểu thông tin của trường trên web: //westview-heights.com/
Trần Linh – Email: [email protected] – Mobile: 0930978xxxx:
Anh ơi, anh có nhiều năm kinh nghiệm về phượt thế sao anh không theo ngành du lịch ạ? Em thấy đây nghề này cũng dễ kiếm việc, thu nhập cũng tốt mà.
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Cảm ơn câu hỏi của em nhé. Anh thích nó. Anh vẫn làm về mà, chỉ khác chút là viết báo về du lịch thôi vì anh thích làm báo và thích cả du lịch nên đây là sự kết hợp tốt nhất. Với nghề báo, anh có nhiều cơ hội khám phá những điểm đến mới lạ hơn, còn nếu làm ngành du lịch chắc anh sẽ quay lại một điểm nhiều lần hơn. Bật mí em xíu là làm báo thì cũng có chút ưu ái để khám phá những khu vực “đặc biệt” (như những khu thiên nhiên được bảo tồn, khu vực bị hạn chế…). Như vừa rồi, anh mới đi Hòn Hải – một nơi tuyệt đẹp của Việt Nam mà chưa có phượt thủ nào đặt chân đến.
Lê Hà – Email: [email protected] – Mobile: 0123897xxxx:
Khi làm trong tòa soạn báo, ít nhiều anh sẽ bị gò bó thời gian và giải trình với sếp về việc đi đâu, làm gì. Vậy làm thế nào để anh vẫn thỏa đam mê phượt mà vẫn đảm bảo công việc ở tòa soạn?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Cảm ơn em câu hỏi này nhé vì nó giúp anh biết ơn Sếp anh nhiều hơn. Anh may mắn được làm việc ở một tờ báo dành cho giới trẻ – một môi trường cực kỳ năng động trẻ trung, quan trọng chất lượng hiệu quả công việc hơn là quản lý cứng nhắc. Anh là phóng viên ảnh, Sếp anh – Trưởng ban ảnh – là một người cực kỳ thấu hiểu và thông cảm cho nhân viên. Anh đề xuất đi đâu nếu phù hợp sẽ được duyệt ngay. Tất nhiên anh phải chứng minh mình làm của anh nên anh vẫn có thể kết hợp vừa đi vừa viết tin bài mà.
Cảm ơn em lần nữa nha!
Nguyễn Quốc Lượng – Email: [email protected] – Mobile: 0163650xxxx:
Trong những nơi anh đã đi, anh ấn tượng nhất với nơi nào ạ?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Việt Nam mình có nhiều điểm đẹp quá nên anh cũng không biết đâu là “nhất” luôn. Thật sự mỗi nơi anh thấy đẹp một kiểu em ơi. Anh liệt kê vài nơi em nhé: Núi: Tà Chì Nhù, Pu Si Lung; Biển đảo: Cù lao thu, Hòn Hải, Thổ Chu, Hòn Nưa, Hòn Nhạn, Bãi Ôm, Đại Lãnh, Cực Đông; Miền tây: Mùa nước nổi, rừng tràm Trà Sư, Búng Bình Thiêng, Tràm Chim;Tây Nguyên: Tà Đùng; Biên giới: Mường Tè, Phong Thổ…
Vivian Nguyen – Email: [email protected] – Mobile: 093861xxxx:
Những chuyến đi phượt dài ngày, đến những nơi có thể gọi là “thâm sơn cùng cốc” có phù hợp với các bạn nữ không anh? Em cũng rất máu nhưng lo ngại vấn đề về vệ sinh, ăn uống, sức khoẻ của mình sẽ không bằng các bạn nam. Anh cho em lời khuyên nhé.
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Điều này còn phụ thuộc vào khả năng sức khỏe, kinh nghiệm, cơ địa, trải nghiệm, bản lĩnh của từng người em nhé. Ví dụ như đi cực Đông, có nhiều bạn nam không đi nổi nhưng lại có nhiều bạn nữ vẫn chinh phục dễ dàng. Vậy nên, trước khi đi cung đường nào, em cần tìm hiểu thật kỹ thông tin để biết khả năng mình phù hợp không, tìm các nhóm đã đi để hỏi tình hình…
Ăn uống cũng vậy, tùy thuộc vào sức khỏe, cơ địa của từng người em nha. Tốt nhất mình vẫn phải tìm hiểu kỹ cho phù hợp, không phải người khác làm được mình cũng làm được. Hi vọng, em sẽ có những khoảng khắc thú vị ở “thâm sơn cùng cốc”.
Bùi Thanh Thủy – Email: [email protected] – Mobile: 094756xxxx:
Anh nghĩ thế nào về việc bạn Huyền chip có 700 USD mà đi được khắp thế giới? Có khi nào anh cũng sẽ thử như vậy không ạ?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Anh nghĩ Huyền Chip là một cô gái tài năng, bản lĩnh. Con gái mà đi được như thế là đáng phục rồi, chưa cần bàn đến số tiền bao nhiêu. Cách đi của Huyền rất ý nghĩa vì trải nghiệm thực với con người, văn hóa, phong cảnh, cuộc sống ở nơi mình đi qua, chứ không cưỡi ngựa xem hoa. Về số tiền 700 USD thì anh chưa có dịp gặp Huyền trò chuyện nên anh không ý kiến, tam sao thất bản lắm (cười).
Anh nghĩ khi anh có điều kiện, anh sẽ đi nhiều nhất có thể nhưng anh không quan trọng ở số tiền bao nhiêu (tất nhiên phải tiết kiệm nhất) mà quan trọng hơn với anh là mình đi đâu, làm được gì, học hỏi được gì từ những chuyến đi.
Đặng Thị Lan – Email: [email protected] – Mobile: 098545xxxx:
Em thấy có nhiều lần anh được Tổng cục Du lịch Thái Lan mời cộng tác. Anh chia sẻ một vài kinh nghiệm cho em được không ạ?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Em muốn hỏi anh về kinh nghiệm làm sao để được mời phải không? Anh cũng không biết chia sẻ sao nữa (cười) mà sẽ nói lý do anh được mời nhé.
- Đầu tiên họ biết anh là người đi nhiều, chia sẻ nhiều thông tin có ích cho người đam mê du lịch khám phá, biết chụp ảnh và viết báo cũng tạm tạm nên họ mời để đi viết bài quảng bá du lịch Thái.
- Sau những chuyến đi, anh tích cực viết bài giới thiệu về một Thái Lan với nhiều thú vị trên báo, facebook, blog của anh.
- Trong chuyến đi, anh luôn cố gắng tìm hiểu thật nhiều, thật thân thiện, giao lưu thật tốt với tất cả thành viên trong đoàn, những người dân bản xứ, giữ liên lạc với tất cả.
Vậy đó em (cười).
Lê Hương – Email: [email protected] – Mobile: 097544xxxx:
Em là con gái, lại thích đi phượt và trải nghiệm một mình, anh hãy chia sẻ cho em kinh nghiệm để có chuyến đi phượt an toàn?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Con gái mà thích đi phượt là anh thấy ấn tượng rồi. Để một chuyến đi an toàn cần khá nhiều yêu cầu anh chia sẻ một số ý nhé (anh nói chung cho cả đi một mình và đi nhóm):
- Có kế hoạch cụ thể, rõ ràng chi tiết đi đâu, làm gì, ở đâu, với ai… Chia sẻ thông tin này cho người thân gia đình bạn bè tin cậy biết. Liên lạc với họ thường xuyên, cập nhật về tình hình để họ có thể theo dõi và giúp khi cần thiết.
- Không đi chung với người lạ đơn lẻ, nhóm lạ mà chưa quen biết hoặc chưa rõ thông tin.
- Nếu tham gia các đội nhóm trên mạng phải tìm hiểu thật kỹ website đó uy tín hay không, người leader là ai, có uy tín hay không, tìm hiểu kỹ các đánh giá về website, leader này. Trò chuyện với các thành viên trong đoàn để hiểu rõ nhất cũng như đánh giá được các rủi ro.
- Bản thân phải có kỹ năng sống, sức khỏe thể lực tốt, có trang bị trang phục, dụng cụ tốt, phù hợp với từng loại hình tham gia.
- Không kết thúc một ngày hành trình quá trễ ở nơi vắng vẻ.
- Không ngủ một mình nơi vắng vẻ cũng như ở nhà người lạ nơi vắng vẻ.
Chúc em luôn có những chuyến phượt thú vị và an toàn!
Lê Na – Email: [email protected] – Mobile: 098645xxxx:
Cơ duyên nào đưa anh đến với phượt ạ? Có kỷ niệm nào đáng sợ nhất trong những chuyến phượt của anh từ trước tới nay?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Chào em, cũng giống như câu trên, nhắc đến anh vẫn còn thấy xấu hổ, cơ duyên đưa anh đến với phượt chắc là do trượt đại học năm đầu quá. Khi biết trượt đại học anh khá khủng khoảng, rất khó đối diện với gia đình, người thân, bạn bè cũng như với chính bản thân mình nên anh chọn cách ẩn thân ở nhà một người chú ở Nha Trang, kiểu như để trốn tránh vậy đó.
Trong thời gian ở đây một mình anh cứ lang thang khắp nơi cho qua ngày tháng, nhưng từ những lần cứ lang thang vô định như vậy, gặp người này người kia, trò chuyện, giao lưu anh bỗng thấy nó thật sự thú vị và cứ thích tìm hiểu tiếp khám phá tiếp. Đam mê đó cứ lớn dần và kéo dài mãi đến tận bây giờ.
Kỉ niệm đáng sợ nhất thì chưa có, nhưng mà cũng lo lắng và sợ là lần chinh phục Mốc biên giới cao nhất Đông dương số 79 ở huyện Phong Thổ, Lai Châu, cao khoảng 2980m. Anh cùng các chiến sĩ biên phòng xuất phát khi thời tiết đang là 9 độ ở chân núi, trời thì mù mịt trắng xóa, sương ướt rượt. Lúc đó, sợ không biết bản thân có đủ sức vượt qua nhiều đồi núi, sông thác, vách đá cao cheo leo hay không? Chưa kể, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, trên đỉnh núi dự kiến chỉ khoảng 1,2 độ C. Đêm đầu tiên ở rừng lạnh khủng khiếp đến mức không thể ngủ được, người mơ màng không kiểm soát tốt, khái niệm thời gian – không gian cứ lẫn lộn hết. Chưa khi nào thấy đêm dài đến thế, cứ lo sợ mình nhắm mắt thì ngủ luôn không dậy nữa. Đó là một trong những chuyến đi căng thẳng và mệt mỏi nhất trước giờ của anh.
Minh Dang – 0909xxxxxx – [email protected]
Trong các chuyến đi, anh có từng bị lạc chưa ạ? Anh kể một trường hợp của anh và cách xử lý để em tham khảo được không? Em cám ơn anh.
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” Ngô Trần Hải An:
Có chứ em, anh cũng lạc mấy lần đấy. Như lần anh đi chinh phục cực bắc Việt Nam, dù đã tìm hiểu trước nhưng khi đến thực tế vẫn bị lạc không tìm được đường xuống. Ngay sau đó, nhóm anh định phương hướng bằng GPS điểm cần đến rồi theo hướng đó mà đi. Cuối cùng cũng đến được cực bắc. Khi về, tụi anh cũng từ đây mà tìm lại đường chính để về. Kinh nghiệm xử lý khi đi lạc, anh có trả lời trong một câu hỏi của bạn khác phía trên rồi. Em xem giúp anh nhé. Cảm ơn em!
Thế Nhân – 01234xxxxxxxx
Anh có thể tư vấn giúp em những địa điểm nào để đi phượt ngắn ngày (2 -3 ngày) không ạ?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” Ngô Trần Hải An:
Anh chia sẽ vài điểm đến xuất phát từ Sài Gòn trong bán kính 50-160km nhé. Do không có đủ thời gian nên anh không nói chi tiết mà chỉ liệt kê nha: Núi Bà Đen, rừng Nam Cát Tiên, núi Chứa Chan, đảo Ó, rừng cao sư xã Thanh Tuyền, Bình Dương mùa thay lá, hồ Dầu Tiếng, khu đồng sen Gò Tháp (Long An), khu dự trữ sinh quyền Tràm Chim, Vũng Tàu, hang Nham Thạch dài nhất Việt Nam (Định Quán, Đồng Nai), cồn Long – Lân – Quy – Phụng (Tiền Giang – Bến Tre)… Em có thể tìm thông tin chi tiết từ internet nhé.
Nguyễn Thị Liễu – Email: [email protected] – Mobile: 098781xxxx:
Chào anh, em rất thích đi du lịch nhưng là con gái nên còn khá nhiều điều khiến em không dám đi phượt như anh, liệu em có nên chọn một trường đào tạo về hướng dẫn viên du lịch để học và để được trải nghiệm các vùng đất mới như anh không ạ?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” - Ngô Trần Hải An:
Hi em. Đọc câu hỏi của em thì anh thấy nó hơi khác xíu giữa đam mê và nghề nghiệp. Nếu em thích đi du lịch khám phá thì em cần có một sự chuẩn bị kỹ càng khác để thỏa mãn đam mê. Còn nếu em nghĩ theo nghiệp du lịch để thỏa mãn đam mê thì lại chưa chắc như thế. Hướng dẫn viên du lịch bên cạnh được đi nhiều còn phải có rất nhiều tố chất, yêu cầu công việc. Thêm nữa, làm hướng dẫn viên du lịch, em phải làm rất nhiều thứ chứ không chỉ được đi chơi đâu. Nên em tìm hiểu thêm nhé. Chúc em có định hướng đúng đắn!
Võ Thùy Dương – Email: [email protected] – Mobile: 097788xxxx
Là một người từng có những cú sốc trong cuộc sống và từng đi nhiều thì anh có thể chia sẻ cách vượt qua những cú sốc được không ạ?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” - Ngô Trần Hải An:
Cảm ơn em về câu hỏi này. Anh xin chia sẻ một chút kinh nghiệm cá nhân nhé:
- Dành một thời gian ngắn nghỉ ngơi để bình tĩnh.
- Chia sẻ với những người thân thiết tin cậy, những người có bản lĩnh hiểu biết và sâu sắc để lắng nghe lời khuyên của họ.
- Đi du lịch một nơi nào đó mà bạn có thể giao lưu trò chuyện với người dân xung quanh (không đi một mình tự kỉ)
- Tham gia hoạt động cộng đồng (từ thiện, nhân văn, môi trường, tổ chức phi chính phủ…).
- Chơi một môn thể thao vận động mạnh.
Âu Thế Dũng – Email: [email protected] – Mobile: 0167445xxxx:
Anh là người đầu tiên khám phá những cung đường phượt mới như: Mốc biên giới 79 cao nhất Đông Dương (2889m), Mốc 42 cao thứ 2 Đông Dương, cực đông, núi Tà Chì Nhù, Hòn Hải… Vậy trước khi bắt đầu anh phải chuẩn bị những gì khi bắt đầu khám phá những cung đường mới?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Chào Dũng, anh đi lang thang khám phá từ năm 2001 nhưng đến tận năm 2009 mới có thể khám phá những cung đường mới, khó hơn, ít người biết hơn hoặc lần đầu tiên, nếu như trước đó chắc anh không đủ khả năng.
Anh nghĩ cách mình cần chuẩn bị quan trọng nhất chính là kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm… Để có được những điều này, em phải rèn luyện sớm, thành cả quá trình chứ không thể một ngày hai mà có. Anh ví dụ nhé, đầu tiên anh leo núi Bà Đen (Tân Ninh), Núi Cấm (An Giang), Lang Biang (Lâm Đồng)… bởi những nơi này đều có người leo nhiều, có hướng dẫn và an toàn. Anh học kỹ năng dần dần rồi càng ngày anh nâng dần độ khó lên.
Khi bắt đầu khám phá một cung đường mới, anh cần lập một kế hoạch khá dài, có khi vài tháng để tìm hiểu thông tin kỹ càng, tìm người dẫn đường, chọn khi có thời tiết tốt, tình trạng sức khỏe tốt… mới dám bắt đầu. Nhiều cung đường cũng không phải anh tự mình chinh phục được mà còn cần có sự trợ giúp của Bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương nữa. Tóm lại, em cứ bắt đầu những điểm đến dễ dàng, phổ biến để học hỏi kinh nghiệm rồi từ từ “tăng cấp” dần. Chúc em một ngày nào đó sẽ chạm vào những đỉnh cao mà em đã từng nghĩ đó chỉ là “mơ ước”.
Nguyễn Văn Bính – Email: [email protected] – Mobile: 0169852xxxx:
Em có rất nhiều câu muốn hỏi anh ạ.
- Khi mới 18 anh đã bắt đầu đi như thế nào, đi một mình hay đi theo đoàn?
- Làm sao để lên lịch trình một cách tốt nhất?
- Những thứ cần thiết nhất mà một dân phượt cần có?
- Phương pháp để giải quyết những gian nan từ nhiều phía như gia đình, xã hội ra sao?
- Anh có dùng đến bản đồ và khi dùng bản đồ thì nên xem như thế nào?
- Khi đi lạc hoặc gặp trục trặc trên đường anh có những cách giải quyết ra sao?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” – Ngô Trần Hải An:
Chào em, ôi chao một danh sách câu hỏi, thời gian ngắn anh sẽ trả lời tóm tắt nhé:
1. Anh đi một mình, khám phá một mình vì anh sẽ có nhiều thời gian để tìm tòi, học hỏi trải nghiệm theo cách anh muốn. Thêm nữa, càng ít người thì càng dễ nhờ vả dọc đường. Một người xin ngủ nhờ thì dễ được đồng ý hơn 10 người phải không em? Sau này, anh lại thích đi 2 người hơn vì vui hơn và cũng giúp đỡ nhau tốt hơn.
2. Tóm gọn nhé: Tìm hiểu kỹ thông tin (bạn bè, diễn dàn phượt, du lịch, những người đi trước, sách báo, internet…), lập kế hoạch chi tiết cho việc đi lại, ăn uống ngủ nghỉ, trao đổi lại lịch trình với người có kinh nghiệm để nhờ họ góp ý và cuối cùng là thống nhất với tập thể nếu đi nhóm.
3. Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, quan hệ, sự bình tĩnh và kiên nhẫn.
4. Câu hỏi này lớn quá nên em có thể đặt một trường hợp cụ thể anh sẽ chia sẻ nhé.
5. Em nên dùng bản đồ chi tiết khu vực mình đến, tra thêm từ internet, sử dụng cả GPS. Nếu đi khu vực thành phố thì cần có bản đồ chi tiết đường xá, điểm tham quan, ăn uống, trạm xăng… Nếu đi khu vực rừng núi thì phải tìm bản đồ chuyên dụng thể hiện cao độ, sông ngòi, thời tiết. Bên cạnh đó phải tìm thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để bổ sung chi tiết hơn.
Tùy trường hợp cụ thể em nhé. Trục trặc trên đường thì phải có trang bị kỹ năng cơ bản cần thiết để xử lý. Nếu vượt quá khả năng thì nhờ người dân địa phương giúp đỡ. Đặc biệt, phải tìm hiểu kỹ khu vực sẽ đi để chuẩn bị tốt nhất, giảm được bất trắc khó khăn.
6. Nếu đi lạc:
- Tìm cách quay lại đường cũ, không đi tiếp.
- Đánh dấu dọc đường để người khác dễ dàng tìm kiếm. Sử dụng tất cả những gì có thể gây sự chú ý: đốt lửa (cẩn thận với đám cháy để không bị lan), lấy cây cối làm dấu…
- Gửi tín hiệu GPS đến người nhà (nếu có thể truy cập 3G) nhờ hỗ trợ.
- Trời tối tìm chỗ trú.
- Kiếm nơi có nguồn nước, đi men theo bờ suối…
- Nói chung rất nhiều cách em nha, cái này thì nên có một buổi tập huấn thì sẽ chi tiết hơn.
Lâm Thế An – Email: [email protected] – Mobile: 09137446xx:
Gửi anh QCT,
Em rất thích du lịch và thích theo học ngành du lịch nhưng ba mẹ em bảo ngành đó hiện nay thất nghiệp nhiều và vất vả. Anh cho em lời khuyên được không ạ?
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” - Ngô Trần Hải An:
Hi em, Anh nghĩ mình sẽ tách ra 2 phần nhé. Một, em thích đi du lịch thì em cứ lên kế hoạch để đi thật nhiều cho thỏa mãn đam mê. Hai, nói ngành du lịch thất nghiệp thì anh không nghĩ vậy đâu. Anh có rất nhiều bạn bè làm hướng dẫn viên du lịch, họ rất nổi tiếng bởi tài năng, kiến thức nên họ dẫn tour không kịp đó. Lương thì cao à nha. Nhưng tất nhiên, họ phải nỗ lực rất nhiều để nâng cao khả năng, trình độ, trải nghiệm để hoàn thành tốt nhất công việc cũng như khẳng định được thương hiệu của mình. Anh nghĩ, nếu em tài năng thì không thể thất nghiệp được (cười). Tin anh đi.
———————————————————————————
Phượt thủ “Quỷ Cốc Tử” - Ngô Trần Hải An:
Cảm ơn các bạn đã cùng Quỷ tham gia buổi giao lưu đầy thú vị hôm nay. Tuổi 18 bước vào đời thật sự rất nhiều chông gai, thách thức sẽ là hành trình dẫn bạn đến những chân trời mới đầy kỳ thú để bạn tung cánh thể hiện bản lĩnh của mình. Bên cạnh việc học hành từ nhà trường hay luôn nhớ “Cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân nhỏ bé.” Vậy nên hay cho mình cơ hội được đi khắp nơi, để khám phá học hỏi và trải nghiệm bạn nhé. Bạn phải tin chắc rằng mình đủ bãn lĩnh để bước ra thế giới.
chào quỷ cốc tử , mình thấy bạn đi đến những điểm du lịch mới , bạn toàn là khen quá mức có khi là hơi phóng đại mà ko bao giờ thấy bạn chê hay có ý kiến tiêu cực về điểm đến đó vì sao vậy bạn ?