5 cặp thuật ngữ trong Marketing dễ khiến bạn nhầm lẫn

0:41 18/11/2021

Bạn đang học Marketing nhưng nhiều khái niệm về ngành mà bạn còn cảm thấy mù mờ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

  1. Khuyến mại vs Khuyến mãi

Đây là hai phương thức trong hoạt động Sales Promotion đó là: Khuyến mại (xúc tiến định hướng người tiêu dùng – consumer-oriented) & Khuyến mãi (xúc tiến định hướng thương mại – trade-oriented). 2 tiêu chí để giúp chúng ta phân biệt, đó là:

– Đối tượng mục tiêu:

  • Khuyến mại hướng đến những người tiêu dùng cuối cùng và sử dụng chiến lược kéo để lôi kéo khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ.
  • Khuyến mãi hướng mục tiêu đến các đại lý, kênh phân phối, nhà bán buôn và nhà bán lẻ để đẩy sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng càng nhiều càng tốt.

– Hình thức:

  • Các hình thức khuyến mại bao gồm: mẫu thử, mã giảm giá, tiền thưởng, cuộc thi rút thăm trúng thưởng, hoàn tiền, sản phẩm tăng thêm, giảm giá trực tiếp, chương trình khách hàng thân thiết, sự kiện tiếp thị,..
  • Các hình thức khuyến mãi bao gồm: quảng cáo hợp tác, cuộc thi và thưởng đại lý, trợ cấp, điểm thưởng mua hàng, chương trình đào tạo, triển lãm thương mại.
  1. Digital Marketing vs Online Marketing

??????? ?????????: là việc sử dụng các kênh kỹ thuật số bao gồm thiết bị và nền tảng (không quan tâm chúng có trực tuyến hay không) để xây dựng hoặc quảng bá, truyền tải thông điệp tiếp thị đến người dùng. Nói cách khác, Digital Marketing không giới hạn trong việc chỉ sử dụng Internet, mà theo cách này Digital Marketing có thể được xem như một thuật ngữ mang tính bao quát hơn, bao gồm nhiều kỹ thuật tiếp thị.

?????? ?????????: Hay còn được gọi là tiếp thị Internet, Online Marketing là một tập hợp con của Digital Marketing. Để có thể thực hiện các chiến dịch Online Marketing đòi hỏi phải có kết nối Internet. Các hoạt động Online Marketing có thể kể đến như: Website, SEO, SEM, Display Ads (quảng cáo hiển thị), Social Media,…

  1. Copy Writer vs Content Writer 

???? W?????

Copywriter là “người viết lời quảng cáo” cho thương hiệu và nhãn hàng, gồm thông điệp, tagline, kịch bản TVC, nội dung quảng cáo ngoài trời, banner ads và những tư liệu truyền thông quảng cáo khác cho mỗi chiến dịch dựa trên ý tưởng từ đội ngũ sáng tạo (Creative).

Copywriter làm việc chặt chẽ với các đội ngũ PR, Creative, Marketing, Planner và cả Customer Service (Chăm sóc Khách hàng) của thương hiệu hoặc agency phụ trách triển khai chiến dịch. Tại một số agency, Copywriter sẽ cùng Creative lên ý tưởng, thậm chí phụ trách hoàn toàn phần ý tưởng cho kế hoạch truyền thông của đối tác.

??????? ??????

Content Writer là những người sáng tạo nội dung trên các nền tảng số như website, mạng xã hội, blog,… hoặc các tư liệu in ấn (print materials). Họ có thể phụ trách đa dạng các nội dung, từ viết bài PR (có yếu tố thương hiệu), bài long-form trên các website, bài đăng Facebook, viết kịch bản và sản xuất video YouTube, nội dung podcast, livestream, viết giới thiệu, mô tả sản phẩm cho doanh nghiệp.

  1. Customer vs Consumer

???????? (Khách hàng): Customer là một cá nhân hoặc tổ chức mua sản phẩm, dịch vụ từ cửa hàng hoặc doanh nghiệp. Là nhân tố chính trong việc thúc đẩy doanh thu, khách hàng là đối tượng trọng tâm của mọi nỗ lực Marketing.

???????? (Người tiêu dùng): Consumer là người tiêu dùng, sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, người dùng cuối cùng (end-user) của hàng hoá và dịch vụ được gọi là người tiêu dùng.

Trong đa số các trường hợp, consumer là customer. Tuy nhiên, không phải customer nào cũng là consumer, ví dụ trong các sản phẩm sữa cho trẻ em: Customer (Phụ huynh), Consumer (Trẻ em).

  1. PR vs Communications

?? (Quan hệ công chúng) chỉ là một phần nhỏ của ?????????????? (Truyền thông). Nói cách khác, tất cả những hoạt động PR đều thuộc Communications, nhưng không phải hoạt động Communications nào cũng được gọi là PR.

Ví dụ, nội dung công việc của một Communications Manager theo yêu cầu của Grab như sau:

– Cung cấp giải pháp cho các đơn vị kinh doanh trong Grab. Đảm bảo rằng các bên liên quan trong – ngoài ủng hộ chiến lược của Grab như thiết lập quan hệ đối tác, ra mắt sản phẩm mới, chiến dịch tiếp thị…

– Báo cáo với Giám đốc Truyền thông của Grab Thái Lan. Làm việc với các bộ phận Kinh doanh, Marketing, ngoại giao… để phát triển kế hoạch truyền thông nhằm nâng cao uy tín của công ty.

– Xây dựng, thực hiện và quản lý các chiến lược truyền thông cho công ty. Chủ động quảng bá câu chuyện thương hiệu qua các công cụ như thông cáo báo chí, bài viết về tư tưởng lãnh đạo, phỏng vấn, phát ngôn…

– Trở thành tiếng nói đại diện cho Grab để giao tiếp với các đơn vị liên quan, bao gồm báo chí, nhà hoạch định chính sách, bình luận viên trong ngành,… và truyền tải sứ mệnh của Grab.

– Xây dựng và duy trì mối quan hệ làm việc bền chặt với các phương tiện truyền thông địa phương và KOLs có ảnh hưởng ở Thái Lan

Công việc của một PR Supervisor:

– Phát triển nội dung trên nhiều nền tảng (In ấn, digital, social, TV,…)

– Quản lý sản xuất âm thanh, hình ảnh (bố cục, design, hình ảnh, viral clip…)

– Quản lý các sự kiện vừa và nhỏ (họp báo, hội thảo…)

– Duy trì mối quan hệ tốt với các nhà báo để đạt được kết quả truyền thông thành công và xử lý khủng hoảng

– Phát triển mối quan hệ với người nổi tiếng, KOLs, các fanpage, cộng đồng hot…

– Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, đại lý được ủy quyền, nhà cung cấp bên thứ ba, nguồn lực nội bộ, v.v. để đảm bảo hàng được giao cho khách.

– Chủ động thông báo tình trạng dự án, hoạt động của nhóm, các vấn đề và rủi ro cho Quản lý

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận