Logistics đóng một vai trò không thể phủ nhận trong hoạt động kinh doanh và vận hành của một tổ chức. Không chỉ đơn thuần là quá trình vận chuyển và trao đổi hàng hóa, mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối đất nước với thế giới.
Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp sản xuất, nhu cầu mở rộng bộ phận logistics cũng ngày càng tăng lên. Điều này tạo ra một cơ hội việc làm rộng lớn trong ngành này. Vậy, logistics là gì? Logistics học những môn gì? Và khi học về logistics, bạn có thể làm gì? Hãy cùng khám phá những câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Logistics là ngành gì ?
Logistics là lĩnh vực quản lý và thực hiện việc vận chuyển và lưu trữ hàng hóa một cách hiệu quả từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ. Mục tiêu chính của logistics là đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời và hiệu quả về chi phí.
Ban đầu, logistic được hiểu là hoạt động hậu cần quân sự, tập trung vào việc di chuyển quân nhân, thiết bị và hàng hóa. Ngày nay, khái niệm này đã mở rộng và phổ biến hơn trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa thương mại trong chuỗi cung ứng. Có nhiều công ty logistics chuyên cung cấp dịch vụ cho các nhà sản xuất, nhà bán lẻ và các ngành công nghiệp khác có nhu cầu vận chuyển hàng hóa lớn.
Một số công ty có toàn bộ cơ sở hạ tầng từ máy bay phản lực đến xe tải, nhà kho và phần mềm, trong khi các doanh nghiệp khác tập trung vào một hoặc hai phần của quá trình. Các ví dụ như FedEx, UPS và DHL là những nhà cung cấp dịch vụ logistics nổi tiếng trên thế giới, còn ở Việt Nam, VietnamPost là một trong những cái tên hàng đầu.
Logistics làm gì?
Logistics là một mắt xích của quá trình quản lý chuỗi cung ứng (Supply chain management). Mặc dù hai khái niệm này thường hay gây nhầm lẫn nhưng trên thực tế chúng lại khá khác biệt.
Các công việc logistics chủ yếu tập trung vào quá trình vận chuyển hàng hóa trong khi quản lý chuỗi cung ứng bao gồm cả những việc như khảo sát thị trường, đưa ra chiến lược bán,…
Với chức năng của mình, logistics có thể chia thành 3 mảng chính: kho bãi, giao nhận, vận chuyển. Cụ thể:
- Dịch vụ lưu trữ hàng hóa và cho thuê kho bãi.
- Dịch vụ dỡ hàng hóa, bốc xếp từ xe container hoặc tàu biển.
- Đại lý vận tải, chuyên phụ trách việc làm thủ tục hải quan, lập kế hoạch bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa.
- Dịch vụ vận tải đường biển, đường hàng không, đường thủy nội địa, đường sắt, đường ống, đường bộ.
- Các dịch vụ bổ trợ khác như lưu kho hàng hóa, quản lý thông tin vận chuyển lưu kho, xử lý những vấn đề như hàng lỗi, hàng quá hạn sử dụng, hàng tồn kho.
- Những dịch vụ liên quan khác như bưu chính, kiểm tra phân tích kỹ thuật, thương mại bán buôn.
Có thể thấy, ngành logistics đang phát triển vô cùng đa dạng. Vì vậy, các bạn sinh viên ngành có thể lựa chọn làm việc cho nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau. Các vị trí công việc phổ biến của ngành đặc biệt này có thể kể đến như dịch vụ khách hàng, cung ứng vật tư, kế toán, marketing, khai thác, kế hoạch.
Với triết lý đào tạo “Thực học – Thực nghiệp”, Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá không chỉ tập trung vào việc cung cấp kiến thức lý thuyết mà còn chú trọng đến việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua các dự án thực tế.
Đặc biệt, trường cũng tổ chức các sự kiện mời các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ngành Logistics đến để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho sinh viên. Nhờ những buổi giao lưu này, các sinh viên ngành Logistics không chỉ có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về định hướng nghề nghiệp mà còn được trang bị thêm những kiến thức thực tế, từ đó tạo động lực và đam mê lớn hơn trong học tập và công việc tương lai.
Giảng viên Vũ Thị Thu Hiền
Bộ môn Kinh tế
FPT Mạng cá cược bóng đá
Hà Nội