Sinh viên chuyên ngành Marketing & Sales không chỉ học trên giảng đường mà còn được tham gia, thực hành các tình huống thực tế trong môn học Quản trị bán hàng, nơi kiến thức không chỉ là những trang sách mà còn là cánh cửa mở ra một thế giới thực tế.
Quản trị bán hàng – kỹ năng cần có của sinh viên Quản trị kinh doanh
Thị trường kinh tế ngày nay đang phát triển mạnh mẽ, điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu mua bán hàng hóa, dịch vụ ngày càng cao. Trong bối cảnh này, vai trò của ngành bán hàng trở nên vô cùng quan trọng đối với sự thịnh vượng và phát triển của doanh nghiệp. Để đảm bảo hoạt động bán hàng được thực hiện một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bán hàng cần phải áp dụng các chiến lược quản trị bán hàng một cách thông minh
Với triết lý đào tạo “Thực học – Thực nghiệp”, trong môn học Quản trị bán hàng, các giảng viên luôn cố gắng thiết kế bài giảng với mục tiêu là tạo ra những kỹ năng và kiến thức quản lý có tính ứng dụng cao. Bởi khi sinh viên được thực chiến tham gia vào các hoạt động bán hàng hoặc quản lý đội ngũ bán hàng sẽ có cái nhìn tổng thể, đa chiều hơn, từ đó tối ưu hóa kết quả và đạt được thành công trong công việc của mình.
Thành công của môn học này đã dần nhận được hồi đáp. Sinh viên không ngại ngần thể hiện sự tự tin trong việc vận dụng kiến thức, kỹ năng để xây dựng những chiến lược quản trị bán hàng sáng tạo. Nhờ vậy, mỗi người học đều được trang bị một bước đệm vững chắc giúp bứt phá và vươn xa trong tương lai.
Thực hành và học hỏi từ thực tế – áp dụng quản trị bán hàng
Quản trị bán hàng không chỉ dừng lại ở việc thực hiện giao dịch bán sản phẩm hoặc dịch vụ, mà còn bao gồm việc nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch bán hàng, tổ chức lực lượng bán hàng, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động bán hàng. Thông qua môn học này, người học không chỉ tiếp cận với những kiến thức cơ bản mà còn có cơ hội áp dụng vào thực tế.
Sinh viên được thực chiến thông qua việc thăm dò, khảo sát các cửa hàng, doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh và bán hàng. Từ những trải nghiệm này, các bạn có thể tích lũy được cái nhìn tổng quan về thị trường, rèn luyện được những kỹ năng quan trọng như phân tích thị trường và xây dựng chiến lược bán hàng.
Trong quá trình tham gia môn học, sinh viên sẽ thực hiện các cuộc khảo sát thực tế tại các công ty, cửa hàng trực tiếp, các doanh nghiệp sản xuất, bán buôn, bán lẻ khác nhau. Từ các cửa hàng thời trang cho đến các công ty hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng nhanh hay thậm chí là chính các ý tưởng hoặc mô hình kinh doanh của các bạn sinh viên. Qua đó, phân tích và thiết lập mô hình nhằm tăng hiệu quả hoạt động bán hàng. Người học áp dụng được các chiến lược quản trị bán hàng thông qua các hoạt động như sau:
- Nghiên cứu thị trường: Khảo sát thị trường, khách hàng để xác định nhu cầu của người tiêu dùng và phân tích thị trường cạnh tranh. Nhờ vậy, tổ chức bán hàng có thể xây dựng chiến lược bán hàng phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Lập kế hoạch bán hàng: Đặt ra các mục tiêu bán hàng cụ thể cho từng giai đoạn, từ đó lập kế hoạch bán hàng chi tiết để đảm bảo đạt được những mục tiêu đề ra.
- Tổ chức lực lượng bán hàng: tuyển dụng nhân viên bán hàng có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công việc. Đồng thời, đưa ra khung chương trình đào tạo nhân viên bán hàng thường xuyên để nâng cao kỹ năng và hiệu suất làm việc của họ.
- Lãnh đạo và nhân viên bán hàng: Tạo động lực cho nhân viên bán hàng bằng cách thiết lập hệ thống khen thưởng và tạo môi trường làm việc tích cực. Sự lãnh đạo xuất sắc cùng với khích lệ, hỗ trợ từ cấp quản lý sẽ giúp tạo ra một đội ngũ bán hàng đầy năng lượng và hiệu quả.
- Kiểm soát hoạt động bán hàng: Để đảm bảo hiệu quả hoạt động bán hàng, cần đưa ra các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá kết quả bán hàng thường xuyên. Từ đó, phát hiện ra các vấn đề và điều chỉnh kịp thời để nâng cao hiệu suất hoạt động bán hàng.
Hơn nữa, môn học còn gắn liền với các “Case studies” thuộc nhiều loại hình và quy mô doanh nghiệp khác nhau. Sinh viên được chia nhóm cùng làm, phát triển các kỹ năng và tư duy làm việc nhóm để phân tích được những ưu nhược điểm, hạn chế, tính ứng dụng thực tiễn trong từng “Case”.
Đồng thời, trường cũng tổ chức nhiều Workshop, mời các diễn giả chất lượng để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, các cuộc thi về bán hàng hay các hoạt động của Xưởng thực hành với xe bán hàng lưu động.
Qua đó, giúp sinh viên hiểu biết sâu hơn về ngành và có cơ hội tiếp cận với các góc nhìn đa chiều từ thực tế. Workshop “Quản trị đội nhóm thời 4.0”, cuộc thi Poly Seller, tổ chức xe bán hàng lưu động tại trường là những hoạt động đáng chú ý trong khuôn khổ này.
Sinh viên Hà Công Minh chia sẻ: “Em đã áp dụng chính những kiến thức từ môn Quản trị bán hàng vào cửa hàng Cà phê Ô Trống của mình. Kết quả là, doanh thu bán hàng đã được cải thiện đáng kể và hiệu quả hoạt động của cửa hàng đã tăng lên rất nhiều”
Quản trị bán hàng không chỉ là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất bán hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh, mà còn là yếu tố quyết định giữa thành công và thất bại trên thị trường cạnh tranh. Việc áp dụng các chiến lược quản trị bán hàng phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt động kinh doanh là điều cực kỳ quan trọng.
Với những thành tựu mà sinh viên đã đạt được, Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá tự hào khẳng định rằng sự thành công bước đầu đó là kết quả của việc học tập, tiếp thu kiến thức và ứng dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống, biến những trang sách thành những “trang thực nghiệm, trang đời” được truyền đạt từ thầy cô giáo với những tâm huyết, kiến tạo bài học từ giảng đường cho đến thực tế.
Giảng viên Nông Thành Phúc
Bộ môn Kinh tế
FPT Mạng cá cược bóng đá
Hà Nội