Github và Trello đang là một trong những phần mềm với tính ứng dụng cao, là “người thư ký” đắc lực hỗ trợ hiệu quả cho công việc, được đưa vào sử dụng phổ biến tại thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, khái niệm Github và Trello ở Việt Nam vẫn còn khá xa lạ. Chính vì vậy hãy để bài viết này giải đáp những thắc mắc của bạn nhé !
- Trello – công cụ quản lý công việc cực kì hiệu quả
1.1 Trello được hiểu như thế nào?
là phần mềm trực tuyến, được ứng dụng như một công cụ tăng hiệu suất hoàn thành công việc, với việc hỗ trợ bạn quản lý những dự án vừa và nhỏ, đồng thời có thể dễ dàng theo dõi được tiến trình làm việc nhóm hay cá nhân một cách hiệu quả, từ đó tránh tình trạng sao nhãng cũng như các nội dung bị biến mất không rõ nguyên nhân.
Hiện nay, với sự phát triển đột biến của công nghệ thông tin, bạn dễ dàng tìm kiếm hàng triệu công cụ hỗ trợ công việc chỉ trong vài giây, thế nhưng Trello lại thật sự khiến bạn bất ngờ, nổi bật với giao diện đẹp, dễ sử dụng và vô cùng tiện ích vì phần mềm quản lý được tích hợp trên cả máy tính và điện thoại, đồng thời phần mềm cũng cho bạn thấy được những công việc bạn đã hoàn thành, chưa hoàn thành và tiến độ của các công việc,… từ đó bạn và cả nhóm có thể đưa ra phương hướng để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, không thể ỷ lại vào công nghệ, bản thân bạn cũng cần đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ, sự quyết tâm và kỉ luật, cùng sự hỗ trợ thông minh từ Trello, chỉ có như vậy công việc của bạn mới có thể đạt hiệu quả cao nhất.
1.2 Một số thuật ngữ của phần mềm quản lý công việc
- Cards: là một thẻ thông tin được ghi chú riêng lẻ trong một danh sách. Bạn có thể mô tả một cách chi tiết hơn về công việc của mình trên Trello, đưa ra nhận xét, thảo luận, cũng như có thể đính kèm file vào card để hướng dẫn cụ thể cho những người dùng khác.
- Lists: là danh sách tổng hợp các cards cùng một tính chất công việc, trạng thái hoặc tiến trình. Trong một bảng, bạn có thể tạo ra vô số các danh sách khác nhau để triển khai công việc của mình.
- Boards: Trello quản lý các dự án của bạn thành các nhóm riêng biệt được gọi là boards. Mỗi bảng có thể chứa nhiều danh sách để phân loại các thẻ
1.3 Ưu điểm của Trello
Với những ưu điểm về tính đơn giản, linh hoạt, hoàn toàn miễn phí, Trello xứng đáng được bạn trao cho một cơ hội.
Đơn giản:
- Trello có thể được xem là một nơi ghi chú và lưu giữ thông tin những việc mình cần làm đã làm vì vậy bất cứ ai cũng có thể sử dụng được
- Phần mềm này không có quá nhiều khái niệm, thao tác đơn giản nên bạn cũng sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng
- Để thêm một công việc mới, bạn chỉ cần click vào danh sách “sẽ làm” để bắt đầu note những việc cần làm. Khi công việc đã hoàn thành bạn chỉ cần có thao tác kéo từ ” đang làm” sang ” đã làm’ để theo dõi thông tin dễ dàng.
Linh hoạt:
Với Trello bạn có thể quản lý công việc theo cách bạn muốn và tùy vào mục đích của bạn ra sao.
Miễn phí:
Phần mềm quản lý công việc có cả hai phiên bản cho mọi người có thể sử dụng đó là miễn phí và trả phí ( khi muốn sử dụng những tính năng cao cấp hơn)
Nhưng tuy nhiên, ở phiên bản Trello miễn phí dành cho khách hàng đã rất đầy đủ các tính năng và đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
1.4 Hướng dẫn đăng ký Trello cho người mới bắt đầu
*Gồm 3 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Truy cập website
Bước 2: Điền thông tin cá nhân
Bước 3: Xác nhận mail
1.5 Tạo ra một bảng trên Trello như thế nào?
Để có thể tạo một bảng công việc trong Trello, bạn hãy làm theo các bước hướng dẫn bên dưới:
-Bước 1: Bên dưới Personal Boards, nhấn vào ô có nội dung Create New Board…
-Bước 2: Đặt tiêu đề cho bảng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi màu nền và hoa văn hiển thị của bảng, thứ mà bạn có thể thay đổi sau này.
-Bước 3: Nếu bạn có nhiều nhóm, hãy lựa chọn chính xác nhóm mà bạn muốn cấp quyền truy cập vào bảng.
1.6 Cách tạo ra một danh sách trong Trello
Vậy là bạn đã thiết lập bảng công việc và thêm thành viên vào bảng thành công. Việc tiếp theo là bạn cần hệ thống, tổ chức lại các nhiệm vụ của mình. Danh sách Trello cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn linh hoạt để sắp xếp các nhiệm vụ khác nhau.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng 3 danh sách là: Việc cần làm, việc đang tiến hành, việc đã hoàn thành.
Việc tạo lập danh sách cửa tương đối đơn giản:
-Bước 1: Mở bảng mà bạn muốn tạo danh sách mới. Ở phía bên phải của danh sách (hoặc ngay bên dưới tên của bảng nếu như bạn chưa có bất kỳ một danh sách nào), nhấn vào nút Add a list.
-Bước 2:Đặt tên cho danh sách, sau đó nhấn Add List.
-Bước 3:Ở bên dưới của danh sách, bạn sẽ nhìn thấy một nút để thêm các thẻ ghi chú (Cards).
1.7 Cách tạo ra một thẻ trong Trello
Tiếp theo, bạn cần thêm một vài thẻ ghi chú (Cards) vào bên trong danh sách. Có rất nhiều tùy chọn khác nhau cho các thẻ, ở bài viết này mình chỉ đề cập đến các thẻ cơ bản, trong quá trình sử dụng ứng dụng Trello thì các bạn hãy thử tìm hiểu thêm nhé.
-Bước 1:Ở bên dưới của danh sách, bạn nhấn vào Add a card.
-Bước 2:Nhập tiêu đề cho thẻ.
-Bước 3:Nhấn Add Card.
Với những tính năng thân thiện với người dùng, lại vừa cung cấp tính năng quản lý công việc một cách thông minh hoàn toàn miễn phí. Tại sao bạn lại không thử trải nghiệm một lần nhỉ ! Trello sẽ thực sự khiến bạn bất ngờ.
- GitHub
2.1 GitHub là gì?
là dịch vụ server quản lý nhiều phiên bản code, giúp lưu trữ chúng và cả nội dung dự án của hai hay nhiều tài khoản của lập trình viên. Đây cũng là nơi giúp các lập trình viên post các code, kế hoạch của mình lên để các thành viên khác trong nhóm dự án theo dõi, copy các đoạn code đó về và tiếp tục phần việc của mình.
Với khả năng lưu trữ và độ bảo mật cao của mình, GitHub được xem là nguồn lưu dữ liệu mở phổ biến nhất hiện nay, là sự kết hợp giữa 2 từ:
- Git – hệ thống quản lý dự án và phiên bản code
- Hub – nơi biến những dòng lệnh trên Git thành mạng xã hội cho lập trình viên
GitHub được sử dụng chủ yếu cho dự án có nhiều người cùng hợp tác và cần giám sát toàn bộ thay đổi của dự án. Bên cạnh đó, phần mềm còn có khả năng khôi phục code khi cần thiết. Khi sử dụng công cụ, ngoài các công việc chính như tạo Branch, tạo Pull, cũng như Request và Fork một Repository, bạn có thể theo dõi, tương tác với người khác như một mạng xã hội thông thường.
2.2 Phân loại phần mềm GitHub
Các máy tính có thể clone lại mã nguồn từ một repository và GitHub chính là một dịch vụ máy chủ repository công cộng. Mỗi người có thể tạo tài khoản trên đó để tạo ra các kho chứa của riêng mình để có thể làm việc. GitHub có 2 loại: miễn phí và tính phí.
Với GitHub phiên bản có phí thường được các doanh nghiệp sử dụng để tăng khả năng quản lý team cũng như phân quyền bảo mật dự án. Còn lại thì phần lớn chúng ta đều sử dụng Github với tài khoản miễn phí để lưu trữ source code.
Tính đến tháng 9 năm 2019, giá của GitHub cụ thể như sau:
- GitHub Individuals: Đây là bản cá nhân có giá từ 0 – 7$. Với gói Pro 7$ bạn sẽ có thêm nhiều tính năng hơn so với miễn phí. Ví dụ như: Draft pull requests, Code owners, Pages and wikis, Repository insights… Và nhiều tính năng khác.
- GitHub Team: Có giá từ 9$ trở lên. Mức giá cao hơn tùy thuộc vào mô hình doanh nghiệp của bạn (enterprise). Họ sẽ liên lạc để làm báo giá cho bạn. Đúng theo thành ngữ “tiền nào của đó”, giá càng cao thì tính năng GitHub mang lại càng toàn diện.
GitHub cung cấp các tính năng social networking như feeds, followers, và network graph để các developer học hỏi kinh nghiệm của nhau thông qua lịch sử commit. Nếu một comment để mô tả và giải thích một đoạn code. Thì với GitHub, commit message chính là phần mô tả hành động mà bạn thực hiện trên source code.
2.3 Các khái niệm cần biết trên phần mềm Git/GitHub
Github tồn tại khá nhiều những khái niệm quan trọng. Tuy nhiên, dưới đây là một số những khái niệm cơ bản mà bắt buộc người dùng phải nắm để có thể sử dụng Github một cách hiệu quả nhất:
- GitHub Repository (kho lưu trữ)
- GitHub Snapshot
- GitHub Commit
- GitHub Clone
- Push
- Fetch
- Pull
- GitHub Branch
- GitHub Fork Repository
2.3.1 GitHub Repository (kho lưu trữ) là gì?
Trong GitHub, repository là kho lưu trữ, chứa toàn bộ dữ liệu thông tin, hình ảnh, video, bảng biểu… và các thay đổi trong quá trình thực hiện dự án. Có nhiều hình thức khác nhau để bạn tự tổ chức kho lưu trữ của mình, GitHub sẽ cho phép lập trình viên chọn một trong hai loại kho lưu trữ là Local Repository hoặc Remote Repository.
Repository ở local là kho lưu trữ để chia sẻ giữa nhiều người và bố trí trên server chuyên dụng. Repository ở server là kho lưu trữ trên máy tính cá nhân, dành cho một người dùng.
2.3.2 GitHub Snapshot
Snapshot là ảnh chụp các bước commit của bạn trên kho lưu trữ nhằm lưu lại nội dung tập tin, thư mục để tham chiếu. Để hiệu quả hơn, nếu tập tin không có thay đổi, Git không lưu trữ tập tin đó lại. Mà nó chỉ tạo liên kết tới tập tin gốc đã tồn tại trước đó. Sau đó khi cần bạn hoàn toàn có thể khôi phục và sử dụng lại một snapshot. Đây cũng chính là lợi thế của Git khi nó không lưu dữ liệu mà sẽ lưu dạng snapshot. Công cụ này sẽ giúp người dùng tiết kiệm khá nhiều không gian lưu trữ.
2.3.3 GitHub Clone
Clone là bản sao của một kho chứa Git có sẵn. Clone tạo ra bản sao hoàn chỉnh dữ liệu của kho lưu chứa trên máy chủ và tất cả lịch sử trên kho. Với nó, bạn có thể undo bất kỳ bước nào dù đã commit. Và dù ổ cứng máy chủ có bị hư hỏng và không sử dụng được, bạn vẫn có thể sử dụng Clone của bất kỳ máy khách nào để khôi phục lại dữ liệu máy chủ.
2.3.4 Push
Push là lệnh đưa nội dung mà bạn commit từ kho lưu trữ ở local lên kho lưu trữ server.
2.3.5 Fetch
Fetch là lệnh sử dụng trên kho lưu trữ server, giúp bạn di chuyển toàn bộ dữ liệu trên kho này về máy tính để tích hợp dữ liệu vào branch.
2.3.6 Pull
Pull là lệnh lấy dữ liệu trên kho lưu trữ server để tích hợp vào branch.
2.3.7 GitHub Branch
Branch là một tính năng cho phép bạn tách riêng các phần của dự án. Dùng Branch để thử nghiệm các tính năng mới hoặc điều chỉnh, sửa lỗi project. Khi khởi tạo kho lưu trữ hoặc Clone, bạn sẽ được tạo lập một branch riêng. Branch riêng sẽ chứa toàn bộ mã nguồn trong kho. Như vậy mọi thành viên đều có thể phát triển nên các nội dung mới mà không sợ ảnh hưởng đến phần code hiện tại.
Branch master là nhánh “mặc định” khi bạn tạo một kho lưu trữ và là nhánh chính của ứng dụng.
2.3.8 GitHub Fork Repository
Kho lưu trữ Fork là một bản copy của kho chứa source code trên GitHub. Tạo một Fork repository sẽ giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa, thay đổi source code mà không ảnh hưởng kho lưu trữ gốc.
2.4 Hướng dẫn đăng ký một tài khoản GitHub cực kì đơn giản
Bước 1 : Truy cập website
Bước 2: Điền thông tin cá nhân
Bước 3: Xác nhận Email
2.5 Các bước cơ bản để có thể up source code lên GitHub cực kì đơn giản
Bước 1: Tạo một repository mới trên GitHub
- Sau khi bạn đã đăng ký thành công tài khoản, tạo repo mới:
- Đặt tên cho repo mới, sau đó click Create Repository. Lưu ý: Nếu các bạn muốn triển khai một website tĩnh trên Github, các bạn phải đặt tên repo theo cú pháp sau: [username của tài khoản Github của bạn].github.io
- Sau khi repo xong, các bạn nhấn nút Create repository
Bước 2: Clone repo về máy
- Copy đường dẫn của repo mới tạo:
Bước 3: Thêm/sửa/xóa file/thư mục trên repo vừa clone về, sau đó push lên Github
– Thêm/sửa/xóa các file/thư mục trên repo vừa clone về, sau đó lần lượt chạy từng lệnh sau: