PostMan – Phần mềm giả lập HTTP Request cho lập trình viên (phần 2)

11:12 26/06/2021

Tiếp nối phần 1 với những kiến thức nền tảng về Postman, ở phần 2 của bài viết, công cụ Postman sẽ được bật mí với những tính năng nâng cao đầy thú vị.

1, Một số phương thức giả lập HTTP Request

Để tiếp nối nội dung của phần 1, chúng ta sẽ cùng nhau đi tiếp một số phương thức thực hiện giả lập HTTP Request phổ biến trong Postman.

Như phần 1 chúng ta đã đi qua 2 phương thức nổi bật đó là GET và POST, đây là 2 phương thức được sử dụng rất thường xuyên trong Postman và các dự án. Ngoài ra, chúng ta còn có thêm những phương thức đang được hỗ trợ trong Postman như: 

– PUT và PATCH: hai phương thức này đều có chức năng như nhau là cập nhật dữ liệu trong database, nhưng có điểm khác nhau ở hai phương thức này là: phương thức PUT yêu cầu chúng ta sẽ phải gửi lại tất cả các thuộc tính của một đối tượng, còn với PATCH thì không cần, khi cập nhật thuộc tính nào thì sẽ chỉ cập nhật đối với thuộc tính đó.

– DELETE: phương thức DELETE khá dễ hiểu và dễ biết khi chỉ cần nghe đến cái tên là chúng ta cũng có thể biết đến tác dụng của nó rồi đúng không. DELETE là phương thức sẽ thực hiện việc xóa một đối tượng trong database khi có id của đối tượng đó.

– COPY: phương thức này không còn được phát triển. Vì vậy nó không đảm bảo yêu cầu về an toàn trong kết nối

– HEAD: tương tự như phương thức GET, nhưng chỉ trả về Header HTTP và không có phần thân của dữ liệu

– OPTION: quay trở lại phương thức HTTP mà server hỗ trợ

– LINK và UNLINK: LINK là một phương thức dùng để kết nối các tài nguyên với nhau bởi URI, UNLINK đơn giản là một phương thức thực hiện hành động ngược lại so với LINK

– LOCK, UNLOCK và PROPFIND: đều giống như COPY, các phương thức này không còn được phát triển nữa

2, Generating code(Gợi ý code): 

– Generating code là một tính năng nổi bật của Postman, nó giúp lập trình viên có thể thực tiếp lấy code từ việc setup một loạt request với các method

– Demo: để thực hiện tính năng này với request dạng Get, các bạn cần thực hiện các bước sau 

+ Bước 1: thực hiện các bước để tạo request dạng Get với Postman như hướng dẫn ở trên

+ Bước 2: chọn vào biểu tượng </> bên cạnh phải giao diện Postman như hình 

+ Bước 3: sau khi click vào biểu tượng </> xong thì có cửa sổ Code Snippet hiện ra và bạn chỉ cần chọn ngôn ngữ bạn sử dụng để thực thi đoạn code này rồi copy code dán vào dự án của mình và như vậy bạn có thể thực hiện request dạng Get trực tiếp trên dự án của mình.

3, Workspace(Không gian làm việc): 

– Workspace là một tính năng vô cùng đặc biệt và hữu ích của Postman được hiểu đơn giản là một không gian quản lý thông tin các đường link(API) , Workspace là một không gian làm việc cá nhân và làm việc nhóm khi cần thực hiện công việc trong một dự án cần tới teamwork.

– Workspace rất mạnh trong khả năng hỗ trợ teamwork bằng việc quản lý toàn bộ thành viên cũng như các collections để các thành viên có thể trực tiếp khởi tạo các request với dự án của mình và tất nhiên workspace sẽ quản lý lịch sử thực hiện hành động của các thành viên đối với dự án

– Bạn có thể mời những thành viên của mình tham gia dự án bằng cách click vào Invite ở cạnh trên của giao diện Postman sau đó bạn có thể nhập email của thành viên hoặc sử dụng link

– Đặc biệt hơn là Postman trang bị thêm tính năng import và export nên việc chuyển giao các nội dung hay các collection từ người này sang người kia trở thành việc rất dễ dàng

4, Viết Test trong Postman: 

Viết TEST trong Postman là một tính năng vô cùng hữu dụng đặc biệt là những vị trí như Tester. Trong Postman, chúng ta check bất kỳ điều gì chúng ta cần biết về request. Ví dụ: nếu ta cần biết liệu request của ta có trả về status code là 201 hay không, việc này có thể làm được trong Postman. Ngoài ra, một request có thể được thông qua nhiều test case và tất cả chúng có thể được report cùng lúc trong lúc request hoàn thành.

– Phải nhớ rằng, một test trong Postman chỉ chạy khi request thành công. Nếu không có response nào trả về thì thực tế là request của bạn không đúng, chúng ta không thể chạy test thông qua request đó. Ngoài ra, bạn cần biết rằng các test được viết bằng Javascript trong Postman. Mặc dù bạn không cần phải giỏi về code nhưng bạn nên hiểu biết một chút về Javascript vì nó sẽ rất có ích. 

– Để có thể viết Test trong Postman đòi hỏi bạn phải tìm hiểu thêm về quy trình và cách thức hoạt động trong cách viết và cách vận hành để có để thực hiện một cách hiệu quả trong công việc.

Với những thông tin hữu ích về một loạt các tính năng cơ bản, cũng như nâng cao của Postman, hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có được những hiểu biết cần thiết về công cụ này và có thể thuận lợi áp dụng vào dự án của mình để đem lại hiệu quả cao trong công việc.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận