Chúng ta có niềm tin vào sản phẩm của mình, nhưng sẽ là vô nghĩa nếu khách hàng không cảm thấy hứng thú và quan tâm đến những sản phẩm mà chúng ta đang cung cấp. Vì vậy mà truyền tải sức ảnh hưởng và mang đến sự thuyết phục là hai trong số những phương thức đầu tiên có thể giúp cho doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng của mình.
Khách hàng thấy quan tâm đến một sản phẩm của doanh nghiệp và họ quyết định tìm hiểu và khám phá thêm về sản phẩm đó, hiệu ứng “phễu bán hàng” (sales funnel). Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể dẫn dắt khách hàng đó (lead) vào trong chiếc phễu này? Đây chính là lúc những chiêu thức Marketing xuất hiện.
Các công cụ như phần mềm theo dõi liên kết sẽ dễ dàng giúp phát triển các chiến dịch liên kết, điều có thể giới thiệu khách hàng đến với doanh nghiệp của chúng ta. Mặc dù các chiến lược marketing tích hợp rất có thể giúp doanh nghiệp, nhưng có một chiến thuật “performance marketing” khác, với chi phí thấp hơn cần được cân nhắc trong trường hợp này đó là sử dụng Đại sứ thương hiệu – một trong những hoạt động PR đang được các marketers sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Tại sao đại sứ thương hiệu lại nổi bật
Đại sứ thương hiệu có thể có nhiều hình thức khác nhau, nhưng đây là một hình thức phổ phổ biến nhất:
Nếu như chúng ta có một “fan hâm mộ trung thành” của thương hiệu, có số lượng người theo dõi đáng kể trên các nền tảng số như các trang mạng xã hội và họ quảng bá thương hiệu của chúng ta tới những người đang theo dõi họ (followers) một cách hoàn toàn tự nhiên mà không cần phải trả bất cứ khoản chi phí nào. Ví dụ như các vận động viên chuyên nghiệp sẽ có thể nhận được miễn phí các sản phẩm từ một nhãn hàng về dinh dưỡng để quảng bá cho thương hiệu đó trên trang mạng xã hội cá nhân của họ; hay những vận động viên chạy đường dài có thể nhận được giày và quần áo của một nhãn hàng công ty trong giải chạy mà họ tham gia và sử dụng những hình ảnh đó của họ để đăng bài và quảng bá trên mạng xã hội Instagram; và còn rất nhiều trường hợp tương tự.
Thực tế đây là một chiến thuật hiệu quả, nơi một doanh nghiệp thường sẽ hỗ trợ lối sống/ phong cách sống của một người (thường là KOLs) để quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm của họ. Có thể suy nghĩ đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến sẽ là việc sử dụng những người sở hữu tài khoản mạng xã hội có lượng theo dõi và tầm ảnh hưởng lớn, nhưng điều đó là không thực sự cần thiết. Đôi khi chúng ta có thể tận dụng tối đa các tài khoản mạng xã hội có số lượng ngừơi theo dõi tuy không cao, nhưng những tài khoản mạng xã hội đó lại có được lượng người theo dõi chất lượng và ổn định. Mặc dù chỉ có phạm vi tiếp cận nhỏ, thậm chí là nhỏ nhất nhưng những lợi ích và ảnh hưởng mà nó mang lại có thể khiến chúng ta bất ngờ – những người này thường được định nghĩa là các nano-influencers.
Nhưng làm thế nào để họ đem lại lợi ích cho bạn? Bằng cách xây dựng mối quan hệ “win-win” đôi bên cùng có lợi, họ có thể dễ dàng quảng bá thương hiệu của chúng ta tới những người theo dõi họ theo những cách trên.
Mang đến giá trị không ngừng của marketing truyền miệng
Marketing truyền miệng sẽ không bao giờ trở nên lỗi thời vì rất nhiều lý do tích cực. Khách hàng luôn muốn biết sản phẩm họ dự định mua có nhận được nhiều review tốt hay không. Họ có thể tìm hiểu và đọc những review và bình luận về sản phẩm mà họ đang quan tâm qua internet, nhưng trăm nghe không bằng một thấy, việc sản phẩm của doanh nghiệp được nghe review thông qua một người mà khách hàng mục tiêu quen biết đã hoặc đang sử dụng sản phẩm đó thì thông tin họ nhận được sẽ đáng tin cậy hơn rất nhiều.
Tăng cường và quảng bá nội dung chân thực, nội dung có liên quan.
Tương tự, với vai trò là một nhãn hàng thương hiệu, một trong những phần khó khăn nhất của việc phát triển nội dung là sản xuất ra một nội dung Marketing tạo cảm giác gần gũi, tự nhiên và dễ tiếp cận tới khách hàng. Các đại sứ thương hiệu sẽ cung cấp cho khách hàng thông tin về những vấn đề mang tính xác thực. Họ sẽ thay doanh nghiệp nói lên những cảm nhận tích cực nhất về sản phẩm dưới vai trò của một khách hàng, việc mà bản thân doanh nghiệp không thể tự thực hiện được. Điều này có nghĩa họ sẽ truyền đạt, cung cấp những thông tin đó trực tiếp tới khách hàng mục tiêu, cho phép doanh nghiệp bán sản phẩm một cách dễ dàng hơn.
Tăng khả năng hiển thị tự nhiên trên các mạng xã hội.
Nội dung thực đã đi được một chặng đường dài trong thế giới Marketing, nhưng trên hết, vấn đề quan trọng nhất đó là quy trình giới thiệu. Tại sao lại như vậy? Khách hàng thường không muốn có cảm giác rằng mình đang được tiếp thị. Sẽ tốt hơn nếu như họ cảm thấy họ trực tiếp là người chủ động tự tìm hiểm hoặc tìm hiểu về nhãn hàng đó thông qua những nguồn thông tin khác nhau. Đại sứ thương hiệu sẽ là người cung cấp cho khách hàng những điều đó, cho phép khách hàng tương tác với thương hiệu của doanh nghiệp theo một cách gần gũi chân thực nhất, thông qua lời giới thiệu của một người bạn hoặc người dùng mạng xã hội hoặc những người tạo cho họ sự tin tưởng sẽ thúc đẩy việc tìm kiếm và sự quan tâm tới các sản phẩm của doanh nghiệp.
Xây dựng Bảo chứng xã hội (hiệu ứng lan truyền)
Tất cả những điều được nêu ra bên trên đều để giúp xây dựng Bảo chứng xã hội/ Hiệu ứng lan truyền cho công ty của doanh nghiệp. Khi khách hàng nhìn thấy được các đánh giá thực, họ sẽ có được niềm tin vào sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó họ sẽ thử tự mình mua và trải nghiệm sản phẩm, sau đó sẽ chia sẻ lại những trải nghiệm sản phẩm đó tới những người khác. Điều đó thúc đẩy marketing truyền miệng luôn tiếp diễn.
Tổng hợp và biên dịch từ @Raj Nijjer (2021).