Phổ điểm các môn thi THPT quốc gia tăng nên ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học tăng 0,5 điểm so với năm ngoái.
10h ngày 12/6, kết thúc cuộc họp của Hội đồng điểm sàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã họp báo công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học (điểm sàn). Thứ trưởng Bùi Văn Ga thông báo, điểm sàn xét tuyển đại học năm 2017 là 15,5 ở tất cả khối, cao hơn năm ngoái 0,5 và cao nhất kể từ khi thực hiện thi 3 chung (chung đề, chung đợt và chung kết quả thi) tới nay.
Mỗi khối thi gồm 3 môn, mức điểm sàn 15,5 điểm chưa nhân hệ số, chưa ưu tiên. Thí sinh có điểm các khối thi cao hơn 15,5 có thể tham gia xét tuyển vào 140 trường sử dụng kết quả thi THPT quốc gia và 182 trường vừa sử dụng kết quả thi THPT quốc gia, vừa áp dụng phương thức khác.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục, với điểm sàn 15,5, trong đợt xét tuyển đầu tiên có 85 trường đạt chỉ tiêu 100%; 66 trường đạt từ 80 đến 99% và 83 trường đạt 40-79%. Kết thúc xét tuyển đợt 1, các trường còn thiếu chỉ tiêu tiếp tục xét tuyển đợt bổ sung. Trường có thể tuyển nhiều đợt trong năm theo đề án đã công bố.
So với năm trước, mùa thi THPT quốc gia 2017 phổ điểm và số lượng thí sinh đạt điểm 8 trở lên tăng. Có hơn 4.200 điểm 10 các môn, cao gấp gần 60 lần. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Văn Ga từng khẳng định sau khi thi, điểm sàn sẽ “không thể đột ngột thay đổi so với năm trước”.
Cùng với điểm sàn, Bộ Giáo dục công bố phổ điểm khối thi truyền thống và một số khối có đông thí sinh đăng ký dự thi. Đây sẽ là một trong những dữ liệu để thí sinh cân nhắc và quyết định điều chỉnh đăng ký xét tuyển đại học cho chính xác.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga khuyên, nếu điểm thực tế không chênh lệch nhiều so với điểm dự kiến đã đăng ký xét tuyển đại học trước đây, thí sinh không nên điều chỉnh nguyện vọng. Bởi nguyên tắc xét tuyển năm nay là theo điểm chứ không theo thứ tự ưu tiên các nguyện vọng. Tức là nếu thí sinh A đăng ký nguyện vọng thứ 10 vào trường B nhưng điểm thi cao hơn thí sinh C đăng ký nguyện vọng 1 vào trường này, thì A sẽ trúng tuyển.
Nếu phổ điểm của tổ hợp 3 môn dịch chuyển nhiều so với năm trước, có thể điểm chuẩn vào ngành/trường nào đó có xét tổ hợp này thay đổi chừng đó điểm. Thí sinh nên bình tĩnh phân tích để đạt được nguyện vọng mình mong muốn nhất.
Kỳ thi 2017 cả nước có khoảng 860.000 thí sinh (giảm hơn 27.000 so với năm trước) dự thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm. Hơn 643.000 (75%) thí sinh thi để lấy kết quả xét tuyển đại học. Trong khi đó, chỉ tiêu của các trường đại học, cao đẳng sư phạm cả nước là hơn 392.000 (giảm 30.000 so với năm trước).
Mùa tuyển sinh năm 2015, 2016, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học của các khối đều là 15 điểm. Đây là tổng điểm 3 môn không nhân hệ số dành cho thí sinh khu vực 3 và nhóm không ưu tiên. Mức này được xác định dựa trên phổ điểm của thí sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, đặc điểm vùng miền… Điểm sàn đảm bảo trung bình mỗi môn thi phải được 5 điểm và đủ nguồn tuyển cho các trường.
2017 sẽ là năm cuối cùng Bộ đưa ra điểm sàn chung cho các trường. Từ năm 2018, các đại học tự quyết định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của mình.
Vậy trường mình hiện tại bây giờ đào tạo những ngành gì á. Nếu giờ em đăng kí QTKD học ngành đó em có được học thêm anh văn song song k
Chào Vy,
Tất cả các ngành đào tạo của trường đều học tiếng anh song song em nhé.