Hiện nay tiếng Nhật là ngôn ngữ phổ biến được đông đảo bạn trẻ lựa chọn để học tập. Tuy nhiên, không phải ai cũng có phương pháp học phù hợp, việc xác định sai cách học ngay từ đầu sẽ khiến cho người học cảm thấy khó khăn trong việc tiếp cận với ngôn ngữ và đồng thời làm giảm hiệu quả học tập.
Trong quá trình học tập dù là bất kỳ một ngôn ngữ nào thì người học cũng cần phải chuẩn bị cho mình một kế hoạch cụ thể, một tinh thần vững vàng và luôn luôn nằm lòng mục tiêu của bản thân. Mỗi một người sẽ có một lộ trình học riêng phù hợp với bản thân, bài viết dưới đây chia sẻ lộ trình học dành cho những ai muốn hoặc đang bắt đầu học tiếng Nhật nhé:
Lập kế hoạch và xác định tư tưởng
Trước khi bước vào bất kỳ công việc nào, việc lập cho mình bản kế hoạch hành động là điều cần thiết. Việc lập kế hoạch giúp bạn được định hướng được bạn cần làm những gì, trình tự ra sao?
Đối với việc học tiếng Nhật cũng vậy, bạn cần phải đặt ra những kế hoạch cụ thể: mỗi ngày dành bao nhiêu thời gian để học bài? mình cần phải đạt trình độ này trong bao lâu?… . Ngoài ra để tăng thêm động lực cho mình, bạn có thể đưa ra những hình phạt nếu như bạn không hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra Bên cạnh đó bạn cũng cần xác định rõ tư tưởng cho việc học của mình. Tiếng Nhật thuộc loại ngôn ngữ tượng hình, vì vậy, bạn cần phải tạo cho mình thói quen chăm chỉ, luyện đọc và luyện viết thường xuyên.
Học đi đôi với hành
Học tập luôn phải đi đôi với thực hành. Việc thực hành thường xuyên giúp bạn vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống, giao tiếp và hình thành nên phản xạ tự nhiên khi giao tiếp. Bạn có thể rủ bạn bè cũng tập nói với mình, hoặc có thể tham gia những câu lạc bộ về tiếng Nhật để tăng khả năng giao tiếp của mình
Đắm mình vào ngôn ngữ và thường xuyên ôn lại kiến thức đã học
Cách học bài bản và mạng lại hiệu quả nhất khi học bất kỳ một ngôn ngữ nào chính là lặp đi lặp lại đến khi thuần thục. Tại sao bạn có thể nhớ chi tiết những câu chuyện từ 3 năm, 7 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nhưng lại dễ dàng quên từ mới mới học hôm qua hay thậm chí là vừa mới học xong. Não bộ của chúng ta có quy chế hoạt động rất đặc biệt, đối với mỗi một thông tin được tiếp nhận não sẽ có một cách xử lý khác nhau, có thể thông tin này được đưa vào trí nhớ dài hạn, nhưng thông tin khác lại chỉ nằm trong trí nhớ ngắn hạn hoặc trung hạn. Có một sự thật đó là hầu hết những kiến thức bạn học thường được đưa vào trí nhớ ngắn hạn, trong khi đấy để bạn có thể sử dụng và áp dụng chúng thì bạn cần phải đưa nó vào trí nhớ trung hoặc dài hạn. Đây chính là lý do tại sao bạn cần thường xuyên ôn lại kiến thức đã học để giúp bạn nó có thể nhớ được lâu hơn và áp dụng tốt hơn
Hy vọng với bài viết này bạn sẽ sớm có cho mình được một phương pháp học hiệu quả nhé.