Học nghề – Lối đi mới cho học sinh sau THPT

16:01 17/05/2016

Mùa tuyển sinh 2016 xuất hiện một dòng chảy ngược, người học chấp nhận “tách nhánh”, học nghề thay vì chỉ chăm chăm thi vào đại học. Thậm chí, nhiều thạc sĩ, cử nhân đã tốt nghiệp chính quy nhưng không thể tìm kiếm việc làm đã mạnh dạn tìm kiếm cơ hội tại các trường cao đẳng, dạy nghề.

Thạc sĩ, cử nhân “liên thông ngược” để tìm kiếm việc làm

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 03/2016 cả nước có 192.500 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, chiếm gần 1/5 tổng số người thất nghiệp trên toàn quốc. Cũng theo báo cáo trên, con số thất nghiệp trong quý đầu năm là trên 1,1 triệu người, trong đó 48% là người tuổi từ 15 đến 24, độ tuổi được coi là chất lượng “vàng” trong lao động. Trước tình trạng thất nghiệp hiện nay, nhiều thạc sĩ, cử nhân sau khi học và ra trường không kiếm được việc làm phải “liên thông ngược” về các trường cao đẳng, trung cấp để tìm kiếm việc làm.

Mùa tuyển sinh năm nay đã xuất hiện một dòng chảy ngược, người học chấp nhận “tách nhánh”: học nghề thay vì chỉ chăm chăm thi vào đại học.
Mùa tuyển sinh năm nay đã xuất hiện một dòng chảy ngược, người học chấp nhận “tách nhánh”: học nghề thay vì chỉ chăm chăm thi vào đại học.

Nguyễn Hồng Sơn từng tốt nghiệp loại khá tại ĐH Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hơn 1 năm ra trường chật vật không kiếm được việc làm do kiến thức và kỹ năng chưa đủ, Sơn phải giấu bằng đại học để xin làm trong một khu công nghiệp với trình độ lao động phổ thông. Sau quá trình làm việc, tích lũy được một số tiền nhất định, Sơn quyết định tìm đến một trường Cao đẳng nghề với mong muốn được học những điều thật sự cần thiết để tìm kiếm việc làm.

Chị Lương Thị Phượng (30 tuổi) từng  tốt nghiệp bằng khá cử nhân Quản trị kinh doanh của một trường Đại học có tiếng về Kinh tế tại Hà Nội. Sau khi ra trường, chị học tiếp 2 năm để có bằng thạc sĩ và đi dạy ở một trường cao đẳng tại Hà Nội. Được vài năm, vì công việc quá khó khăn, chị phải chuyển sang học trung cấp dược sĩ với hy vọng nhờ vào các mối quan hệ gia đình sẽ giúp đỡ được mình trong việc kinh doanh.

Đây chỉ là 2 câu chuyện nhỏ trong hằng hà những câu chuyện đau lòng của các cử nhân sau khi tốt nghiệp, ra trường. Trước thực trạng đáng buồn này, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận: “Hệ thống giáo dục của chúng ta hiện nay được ví như một nhà cao tầng (từ mầm non đến thạc sĩ, tiến sĩ). Đáng lẽ phải có lối đi liên thông trong tất cả các tầng, nhưng hiện tại chúng ta muốn đi từ tầng 2, tầng 3 lên tầng 4, tầng 5 phải đi ngược xuống tầng 1”.

Học nghề – Lối đi mới cho học sinh sau THPT

Tại Hà Nội, trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay, số thí sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp, không thi đại học là 16.390 em. Tại Nghệ An, miền đất có truyền thống khoa bảng, trong số 31.700 thí sinh sẽ tham gia kỳ thi THPT quốc gia thì có tới 12.110 em dự thi chỉ để xét tốt nghiệp. 

Theo GS Phạm Tất Dong – Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Namt: “Ngày càng nhiều học sinh không chọn thi đại học là tín hiệu khả quan. Bởi thực tế, nhiều năm gần đây, sau khi tốt nghiệp THPT, hầu hết học sinh đều đua nhau vào đại học, nhiều người còn gọi là “phổ cập đại học”. Trong khi đó, phần “trống” là giáo dục nghề nghiệp, nơi cung cấp nguồn nhân lực là công nhân lành nghề phục vụ sản xuất trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh, ít có chất lượng cao.

Sinh ra tại Nghĩa Đàn, Nghệ An, sau khi tốt nghiệp THPT, do chưa có định hướng rõ ràng trong chọn trường, chọn ngành, Hoàng Văn Quân lựa chọn đăng ký  vào ngành Kinh tế của Đại học Vinh: “Khi đó mình suy nghĩ đơn giản rằng có người thân học và làm việc trong ngành thì sau khi ra trường sẽ được sự giúp đỡ về tương lai nghề nghiệp“. Tuy nhiên, đúng lúc nhận giấy báo trúng tuyển đại học với điểm số 21, Quân cũng nhận ra ngành mình tìm hiểu hoàn toàn không phù hợp. Quan sát và nhận thấy nhiều cử nhân ra trường còn đang thất nghiệp, sau những suy nghĩ, đắn đo, chàng trai này mạnh dạn thuyết phục gia đình, quyết chí lặn lội quãng đường 500km vào Đà Nẵng theo học một trường cao đẳng. 

Trước tình trạng “Thừa thầy – Thiếu thợ” hiện nay, nhiều đơn vị đào tạo đã có những hướng đi mới, tập trung đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kỹ năng nghề, đáp ứng như cầu doanh nghiệp để tự tin tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Trước tình trạng “Thừa thầy – Thiếu thợ” hiện nay, nhiều đơn vị đào tạo đã có những hướng đi mới, tập trung đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kỹ năng nghề, đáp ứng như cầu doanh nghiệp để tự tin tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Lê Quang Vũ cũng từng mơ ước học xong sẽ thi vào đại học, tuy nhiên, với lực học trung bình và chưa có định hướng rõ ràng về công việc, quá bối rối, chàng trai này đã liều mình “chọn đại” một trường. Cặm cụi ôn luyện khối A, càng gần ngày thi, Vũ càng nhận ra trường, ngành học mình đăng ký hoàn toàn không phù hợp. Trước tất cả những băn khoăn, lo lắng, chàng trai này đã tìm hiểu và lựa chọn Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội làm nơi gửi gắm mơ ước tương lai. Được học kiến thức và cọ sát với công việc thực tế ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường cộng với sự chịu khó tìm tòi, học hỏi, Vũ được nhận làm việc tại Khối Giáo dục FPT ngay sau khi tốt nghiệp với mức lương khởi điểm 7 triệu đồng.

Trong nền kinh tế mở hiện nay, ngày càng nhiều công ty, khu công nghiệp được hình thành, điều quan trọng nhất đối với các nhà tuyển dụng không còn là bằng cấp mà là những lao động có tay nghề, những người thợ có khả năng hoàn thành công việc với hiệu quả cao. Nhiều thạc sĩ, cử nhân hiện nay xin làm các việc phổ thông bị các nhà tuyển dụng từ chối bởi họ sợ những lao động này “nửa thầy, nửa thợ” rất khó hoàn thành tốt công việc được giao.

Trước tình trạng “Thừa thầy – Thiếu thợ” hiện nay, nhiều đơn vị đào tạo đã có những hướng đi mới, tập trung đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kỹ năng nghề, đáp ứng như cầu doanh nghiệp để tự tin tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Ông Lã Ngọc Quang – Giám đốc Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội cho biết: “Để giải quyết vấn đề này, Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá đã xây dựng chương trình đào tạo sát với nhu cầu của doanh nghiệp, sử dụng phương pháp đào tạo thiên về thực hành và truyền nghề, gạt bỏ các nội dung không cần thiết, tập trung sâu vào các kỹ năng thực tiễn để các em đi làm được ngày, đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp.” Đây có lẽ là một lời giải thích đáng cho bài toán đào tạo và vấn đề đầu ra trong xã hội hiện nay.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận