Đây là tín hiệu đáng mừng nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho ngành hàng thương mại điện tử cũng như các doanh nghiệp Việt Nam.
Dù là thị trường non trẻ nhưng thương mại điện tử Việt Nam được xác định là mảnh đất vô cùng mày mỡ, mức tăng trưởng vào khoảng 25%. Theo dự kiến của các chuyên gia, trong giai đoạn 5 năm tới, thị trường này tại nước ta có thể chạm ngưỡng 10 tỷ USD. Bốn khu vực phát triển nhất về lĩnh vực này bao gồm TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng.
Với sự phát triển như vũ bão này, nhiều “ông lớn” về ngành hàng thương mại điện tử đã bắt đầu tìm cách xâm nhập vào nước ta. Đó là tập đoàn, quỹ đầu tư nước ngoài bỏ tiền xây dựng trụ sở, mua cổ phần, đầu tư vào các sàn giao dịch mới mở… Tăng trưởng doanh thu của năm 2017 tăng 35% so với năm 2016, giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%. Những con số này là điều đáng mơ ước với nhiều quốc gia phát triển.
Tuy nhiên, để thương mại điện tử thật sự phát triển và trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, có nhiều yếu tố đáng chú ý, ví dụ như cơ sở pháp lý, chính sách khuyến khích phát triển với các nhà đầu tư… Ngoài ra, các chiến dịch truyền thông, quảng cáo về các sàn thương mại điện tử cũng cần được chú ý vì hiện nhiều người dân chưa thật sự tin tưởng, biết cách mua sắm trên các dàn giao dịch.
Thị trường này ở Việt Nam mới mẻ và có những điểm đặc thù so với các quốc gia khác. Những nhà đầu tư nước ngoài trước khi muốn bước vào “mảnh đất” mới này cần có bước đi tiếp cận trước khi đầu tư chính thức. Thời gian qua, cùng với sự đổ bộ ồ ạt của những “ông lớn”, nhiều nhà đầu tư thương mại điện tử cũng đã phải lặng lẽ rút lui trước khi gặt hái thành quả. Vậy nên không ngoa khi nói rằng sân chơi này tại Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ đang chờ đón tất cả các nhà đầu tư.