Với sự phát triển và bùng nổ của lĩnh vực công nghệ, ngành Công nghệ thông tin vẫn luôn thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Vì vậy, việc xác định rõ bản thân có đủ năng lực để học ngành này không sẽ là cơ sở vững chắc cho các bạn trẻ định hướng đúng con đường tương lai khi chọn ngành nghề cho bản thân. Qua đó, người học sẽ gặt hái được thành công trong lĩnh vực giàu trí tuệ này.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế giai đoạn đến 2020 thì Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn. Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều công ty công nghệ trong và ngoài nước mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam và hướng ra khu vực, thế giới. Vì vậy, nhân sự ngành công nghệ thông tin hứa hẹn sẽ trở thành nguồn nhân lực then chốt để phát triển lĩnh vực công nghệ trong tương lai.
Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2020, nhân lực trong lĩnh vực IT mỗi năm tăng 13%. Theo đó, lĩnh vực Công nghệ thông tin ở Việt Nam cần đến 1 triệu lao động hoạt động. Song song đó, một sự ưu ái khác của thị trường lao động đối với ngành này là thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã minh chứng, nhân lực thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịu sự tác động nhất.
Công nghệ thông tin (IT) ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ nhiệt huyết, yêu thích lĩnh vực công nghệ. Muốn tạo nên sự khác biệt tích cực cho thế giới thì IT là một trong những con đường lựa chọn đúng đắn của bạn bởi IT ngày nay là công cụ quan trọng không thể thiếu trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.
I. Để học tốt ngành Công nghệ thông tin, bạn cần có những tố chất cơ bản sau:
1.Đam mê công nghệ: Đây là tố chất quan trọng hàng đầu giúp bạn dễ dàng làm quen và hòa nhập tốt vào thế giới công nghệ. Với niềm yêu thích sẵn có, bạn sẽ có động lực để vượt qua áp lực căng thẳng của công việc. Bạn sẽ không cảm thấy chán nản khi phải ngồi hàng giờ bên máy vi tính để viết một phần mềm, và càng không ngại ngần khi đầu tư hàng tháng trời để hoàn thành công trình nghiên cứu công nghệ.
2. Tính chính xác trong công việc: Tính chính xác là yêu cầu bắt buộc của mọi khoa học, cả khoa học về công nghệ máy tính. Trong quá trình xây dựng một ứng dụng, một phần mềm, nếu xảy ra một sai sót nhỏ, toàn bộ chương trình sẽ không thể vận hành như mong muốn.
3. Ham học hỏi, trau dồi kiến thức: Thế giới số luôn thay đổi và không ngừng phát triển, những kiến thức hôm nay có thể trở nên lỗi thời vào ngày mai. Do vậy, bạn phải liên tục tìm hiểu thông tin, trau dồi kiến thức để bắt kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực này.
4. Trình độ ngoại ngữ: Đây là ngành nghề mang tính toàn cầu vì các sản phẩm công nghệ và internet có mặt trên khắp thế giới. Để trở thành một IT giỏi, bạn phải khá thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu các vấn đề, thông số chuyên môn để tiếp cận, cập nhật thông tin công nghệ. Nếu là người thành thạo tiếng Anh, đáp ứng tốt nhu cầu giao tiếp xã hội và xử lý vấn đề chuyên môn thì bạn đang có trong tay một lợi thế lớn.
Những tố chất cần thiết để học tốt ngành Công nghệ thông tin không chỉ giới hạn ở những tố chất trên. Một IT giỏi, bạn còn phải là người có tư duy phân tích tốt, có kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng thuyết trình, kiên trì, nhẫn nại, có khả năng làm việc dưới áp lực cao… Theo học chuyên ngành Công nghệ thông tin tại Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá , sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để luôn dẫn đầu trong lĩnh vực nghề nghiệp không ngừng phát triển này.
II. Những kỹ năng nên có đối với người học Công nghệ thông tin?
Theo truyền thống những chứng chỉ quốc tế về mạng và lập trình là lợi thế cho người học CNTT khi đi tìm việc. Tuy nhiên, hiện nay, theo phân tích của các chuyên gia, các doanh nghiệp, các công ty hay các nhà tuyển dụng đã không còn đặt nặng vấn đề trên mà quan tâm nhiều hơn đến kỹ năng mềm của người học. Vì vậy bạn cần phải trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để sau khi ra trường bạn sẽ vững vàng trên con đường sự nghiệp của mình.
Sau đây là kỹ năng mềm cần thiết mà sinh viên CNTT nên trang bị cho mình sau khi ra trường:
1. Kỹ năng làm việc nhóm.
– Đây là một kỹ năng quan trọng và rất cần thiết đối với sinh viên CNTT nói riêng và sinh viên nói chung. Hiện này ở Việt Nam, công việc chủ yếu của lập trình viên là gia công phần mềm, lập trình viên chỉ làm một khâu nhỏ trong cả một dự án lớn, có khi làm việc nhóm với nhiều lập trình viên khác nhau trên thế giới, để phối hợp làm việc ăn ý với các thành viên khác đặc biệt là những người khác nền văn hóa, khác ngôn ngữ là rất quan trọng.
– Trang bị kỹ năng này tốt sinh viên CNTT có thể tạo ra những sản phẩm tốt cho doanh nghiệp.
2. Khả năng làm việc dưới áp lực cao.
– Môi trường làm việc của dân CNTT có thể gặp nhiều áp lực. Phải thức khuya hàng tuần hoặc ngủ 3 giờ 4 giờ hàng ngày là điều không khó gặp phải. Điều này không tránh khỏi đem lại những mệt mỏi, stress trong công việc, dẫn đến hiệu suất kém.
– Người làm CNTT phải biết cách giúp bản thân mình thư giãn, thời gian rảnh tránh ôm máy tính liên tục. Thư giãn với khí trời sẽ giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều.
3. Kỹ năng giao tiếp.
– Người làm bên CNTT giỏi về tư duy logic, làm việc bài bản và độc lập, tuy nhiên họ lại rất kém trong giao tiếp, kỹ năng trình bày và sự thuyết phục. Công việc của họ thiên về “kỹ thuật” nên họ thường nhìn nhận mọi thứ qua “lăng kính kỹ thuật”.
– Cũng bởi kém trong kỹ năng giao tiếp nên họ rất khó tạo mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp khác. Trang bị tốt kỹ năng giao tiếp chính là phương tiện giúp người làm CNTT có thể xây dựng cầu nối với các đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của mình và bày tỏ nhu cầu của cá nhân.
4. Biết lắng nghe và chấp nhận phê bình.
– Bản thân những người học CNTT họ rất tin tưởng vào kiến thức chuyên môn của mình. Họ là người bảo thủ và khó chấp nhận ý kiến phê bình của người khác.
– Làm việc với một cái đầu “lạnh” sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều và biến những điều phê bình thành những kinh nghiệm trong cuộc sống.
Ngoài ra, còn rất nhiều các kỹ năng khác mà sinh viên CNTT có thể trang bị thêm cho bản thân mình trước ngày ra trường như: kỹ năng viết đơn xin việc, kỹ năng phỏng vấn…
Đối với tất cả sinh viên ngành nghề gì cũng đều cần trang bị cho bản thân mình những “kỹ năng mềm” thật tốt để khi ra trường nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Nó không chỉ phục vụ cho công việc của bạn mà còn rất hữu ích cho cuộc sống nhiều áp lực của bạn sau này.”