Làm gì với tấm bằng truyền thông?

17:08 13/03/2018

Truyền thông hiện được coi là công việc “quyền lực” và đóng vai trò không nhỏ trong xã hội. Nhiều bạn trẻ cũng bị cuốn hút và quyết định theo học ngành này. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp ngành Truyền thông, người học có thể làm những công việc gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

Làm việc trong kinh doanh

Trong bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức nào, ngành Truyền thông luôn đóng vai trò quan trọng. Để bước chân vào lĩnh vực kinh doanh, tấm bằng truyền thông sẽ là một ưu thế đáng kể cho bạn. Nếu chưa có kinh nghiệm, khi bước chân vào công ty bạn sẽ phải chứng minh kỹ năng giao tiếp, viết bài PR và thuyết trình để thuyết phục nhà tuyển dụng. Nếu đã có kinh nghiệm, bạn có thể được nhận vào các vị trí đào tạo và quản lý.

Làm việc trong lĩnh vực kinh doanh là lựa chọn khôn ngoan với người làm truyền thông.
Làm việc trong lĩnh vực kinh doanh là lựa chọn khôn ngoan với người làm truyền thông.

Trong ngành nhân lực:

Đảm nhận công việc truyền thông, bạn sẽ là người đảm nhận vai trò truyền lại thông tin đúng người, đúng lúc trong nội bộ cũng như các kênh truyền thông bên ngoài. Cũng bởi là người hiểu biết về công ty, bạn có thể tham gia vào tuyển dụng nhân viên mới, giúp họ hiểu về doanh nghiệp. Làm việc trong lĩnh vực này đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ dàng tạo mối quan hệ tốt với mọi người.

Trong Marketing, PR và quảng cáo: 

Đây là ba lĩnh vực bạn có thể làm nhiều nhất với tấm bằng truyền thông. Khi làm việc trong những lĩnh vực này, bạn có thể truyền tải thông tin qua qua các dạng viết, nói, âm thanh, hình ảnh đến với người dùng và khách hàng tốt nhất. Những điều ấy được thể hiện qua các ấn phẩm báo chí, bài thuyết trình, video, quảng cáo cũng như phương tiện, sự kiện truyền thông của bạn.

Trong ngành phương tiện truyền thông

Trong ngành Phương tiện truyền thông, “đất” cho bạn thể hiện mình là vô bờ bến. Bạn hoàn toàn có thể thử sức trong ngành này với các công việc như: sản xuất phim, báo chí, điện tử,… Tuy nhiên, những công việc này cũng đòi hỏi bạn phải có kỹ năng xuất sắc, khả năng tổ chức và xử lý tình huống linh hoạt, dứt khoát.

Lĩnh vực này cũng đòi hỏi khả năng cạnh tranh cao, bởi vậy kinh nghiệm trong công việc là một yếu tố vô cùng quan trọng. Để cơ hội việc làm cao, hãy chịu khó thử sức và làm việc hết mình từ những kỳ thực tập, công việc làm thêm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nếu có ý định làm việc trong lĩnh vực báo chí, hãy bắt đầu ngay với việc rèn luyện thói quen viết mỗi ngày.

Trong ngành truyền thông điện tử

Công nghệ thông tin phát triển, kéo theo đó các trang thông tin online, mạng xã hội, công nghệ kỹ thuật số cũng phát triển nhanh chóng. Đây là mảnh đất màu mỡ cho người làm truyền thông được thử sức mình. Ngành này là sự kết hợp của công việc liên quan đến báo chí, sản xuất video, xuất bản online, thiết kế webiste và nhiều hơn nữa những công việc theo hành vi phát triển và thay đổi của khách hàng.

Trong ngành giáo dục:

Trong ngành Giáo dục, nhu cầu truyền tải thông tin cũng là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để được làm việc tại các trường cấp 1 và cấp 2, bạn cần có bằng giảng dạy. Để có được tấm bằng này, bạn sẽ mất ít nhất là 1 năm để học. Còn với trình độ cao hơn như học viện, đại học, bạn sẽ cần thêm một tấm bằng cao học.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận