Những thử thách người làm PR có thể đối mặt trong năm 2019

17:33 12/02/2019

Thời đại số đang thay đổi cả bộ mặt lẫn bối cảnh truyền thông, và ngành PR đang phát triển mọi khía cạnh để đáp ứng với các kênh truyền thông ngày càng mở rộng. Với môi trường nơi mọi người có thể tìm và lưu thông thông tin trong vài giây đã tạo ra những thách thức mà ngành PR đang phải đối mặt.

Dưới đây là một số khó khăn mà người làm PR có thể gặp phải trong năm 2019.

  1. Vượt qua sức ép về sự minh bạch

Minh bạch thông tin vô cùng quan trọng ngay cả khi những điều sai trái xảy ra, đó là thách thức cho người làm PR. Không chỉ là vấn đề cung cấp nhiều thông tin mà còn làm sao để tiếp cận chúng dễ dàng. Nhằm đảm bảo sự minh bạch, các doanh nghiệp cần công khai hoá dữ liệu, chứng từ và các chiến lược có hệ thống phù hợp với chính sách quản lý và lập trường của mình ngay cả khi khủng hoảng xảy ra.

2. Đề cao tính trách nhiệm

Khách hàng sẽ chỉ quan tâm đến kết quả của những sản phẩm truyền thông đã được đăng tải thay vì ngồi nghe bạn trình bày mà không có kết quả. Người làm PR cần lưu ý những yêu cầu ngày càng tăng về tính trách nhiệm và quá trình phát triển nhằm đem lại kết quả thực tế cho khách hàng.

3. Giữ niềm tin vào truyền thông

Theo nghiên cứu của Edelman Trust Barometer, mức độ tin cậy đang ngày một suy giảm đối với các phương tiện truyền thông. Khi mà sự tin tưởng đang rất mong manh, hiểu được những gì mà công chúng đang tìm kiếm khi thể hiện tiếng nói của mình là rất quan trọng cho những người làm trong lĩnh vực PR.

4. Thể hiện vai trò trong việc truyền tải nội dung

Để truyền tải những nội dung có giá trị đích thực tới công chúng, hãy bắt đầu bằng việc tìm cách giúp đỡ khách hàng của mình tận dụng triệt để các nội dung trên truyền thông. Ví dụ như một kế hoạch phân phối nội dung và sự theo dõi tiến độ thực hiện sẽ giúp nội dung có thể tiếp cận được đến nhiều đối tượng phù hợp hơn.

5. Kiểm soát thông điệp

Ngày nay, PR đã có thể kiểm soát thông điệp, định hình cách tiếp nhận của công chúng cũng như gây dựng uy tín thông qua những quảng cáo tính phí, những tuyên bố và các thông cáo báo chí đúng thời điểm. Tuy nhiên, với những người được biết đến là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất, thách thức chính là làm sao để khiến họ trở thành những đại sứ của công ty. Để làm được điều này cần tạo nên những thông điệp truyền thông gắn liền với giá trị, phương thức hoạt động và văn hoá của công ty.

6. Lưu ý những thông điệp trên mạng xã hội

Để đảm bảo rằng những thông điệp PR không bị từ chối hay phớt lờ, bạn cần sáng tạo thông điệp PR phù hợp với phong cách của người dùng mạng xã hội.

7. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp

Nhóm đối tượng nào phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp bạn? Bạn có thể tìm kiếm khách hàng mục tiêu ở đâu? Nội dung họ quan tâm hàng đầu? Kênh nào phù hợp với thể loại nội dung như vậy? Bằng việc đặt ra những câu hỏi có tính tư duy trước khi lựa chọn một khuôn mẫu, bạn có thể lựa chọn thông điệp và một kênh phù hợp để thúc đẩy kết quả cho những nỗ lực của mình.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận