Rủi ro thương hiệu khi kinh doanh nhượng quyền

11:02 09/03/2019

kinh doanh bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào, thương hiệu luôn gắn liền với rủi ro. Riêng đối với mô hình kinh doanh nhượng quyền, do đặc thù chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và chuyển giao công nghệ, rủi ro cũng theo đó tăng lên.

Vậy làm thế nào để quản lý rủi ro qua các cấp? Các doanh nghiệp cần phải lưu ý những vấn đề sau.

  1. Đánh giá và chọn lựa nhà cung cấp chiến lược

Doanh nghiệp nhượng quyền nào cũng có những bí mật kinh doanh, đó chính là cốt lõi tạo nên sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ, giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong định vị so với đối thủ cạnh tranh.

Để có thể bảo toàn bí mật kinh doanh khi nhượng quyền, doanh nghiệp nhượng quyền luôn độc quyền cung cấp một số nguyên vật liệu hoặc hàng hóa quan trọng được sử dụng nhiều nhất cũng như có đóng góp quan trọng nhất vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng. Đây là những nhà cung cấp chiến lược có khả năng phân phối vươn xa theo sự phát triển thị trường địa lý của doanh nghiệp khi nhượng quyền.

Việc chọn nhà cung cấp chiến lược đòi hỏi doanh nghiệp phải kiểm tra, đánh giá chuỗi cung ứng và tiêu chuẩn chất lượng của nhà cung cấp theo tiêu chuẩn địa phương và quốc tế. Do hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu, khâu đánh giá và chọn nhà cung cấp chiến lược thường được doanh nghiệp thực hiện tốt hơn và kiểm soát rủi ro tốt nhất.

2. Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá & phê duyệt nhà cung cấp phi chiến lược

Ngoài những nguyên vật liệu và hàng hóa cốt lõi, doanh nghiệp nhượng quyền thường cho phép bên nhận nhượng quyền chọn và sử dụng nhà cung cấp địa phương đối với các nguyên vật liệu và hàng hóa thứ yếu, hoặc các nguyên vật liệu, hàng hóa cần sự tươi sống, có thời gian sử dụng ngắn ngày và có sẵn ở thị trường địa phương. Đây chính là đặc thù tạo ra nhiều rủi ro nhất trong mô hình nhượng quyền.

3. Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm

Đôi khi, rủi ro không liên quan gì đến chất lượng đầu vào hay trong các khâu sản xuất, chế biến của nhà cung cấp. Nguyên vật liệu, thành phẩm, hoặc bán thành phẩm có thể bị hư tổn trong quá trình đóng gói, vận chuyển, giao nhận, lưu kho, lưu trữ, hoặc đơn giản là trong quá trình chế biến tại cửa hàng, chi nhánh trước khi đưa ra phục vụ.

Do đó, tiêu chuẩn quy định và công việc kiểm tra, ghi nhận chi tiết là vô cùng cần thiết, giúp doanh nghiệp có thể theo dõi và phát hiện những rủi ro có thể xảy ra.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận