Câu chuyện Châu Phi – Phần 3: Ngày 22/3/2011

18:18 23/03/2011

Chúng tôi đến Kaduna trong buổi tối 21/3 và trọ tại Câu lạc bộ không lực. Đây là khu quân sự nên tôi không được phép chụp ảnh. Cả buổi sáng ngồi trả lời mail tồn đọng từ 2 hôm trước cộng với việc viết bài khiến tôi không làm được gì khác.

Phần 1: Câu chuyện trước lúc khởi hành
Phần 2: 21/3/2011 – Lagos và Kano
Phần 3: Ngày 22/3/2011 – Thành phố Kaduna
Phần 4: 23-24/3/2011 – Thủ đô mới Abuja
Phần 5: Ngày 25/3/2011 – Trở lại Ibadan
Phần 6: Ngày cuối và lời kết

Nói về Nigeria những năm gần đây, nhìn chung báo chí Việt Nam chưa có thiện cảm. Khi triển khai, đã có lãnh đạo Tập đoàn cho ý kiến cần dừng ngay, không nên “chơi” với Nigeria. Mấy anh bạn Aptech ở Ấn Độ thì bảo, rồi bạn sẽ biết, sẽ rất đau đầu. Tuy nhiên, hiệu trưởng Đại học FPT, anh Lê Trường Tùng thì rất ủng hộ vì tin rằng những sinh viên sang Việt Nam là tầng lớp tinh hoa của Nigeria và do đó sẽ không có những vấn đề như các đối tượng đi tự do.

Tôi chợt so sánh một chút về người Việt ở nước ngoài, thực sự cũng gây nên sự kinh hoàng với dân bản xứ các quốc gia Châu Âu. Ở Anh, người Việt hình thành những băng đảng trồng ma túy lớn. Trong một bức ảnh chụp khi đột nhập vào nhà trồng ma túy, người ta chụp cảnh mấy tờ báo An ninh thế giới bằng Tiếng Việt nằm lộn xộn trong căn phòng. Khi đến Đức, họ liền vứt hộ chiếu và không nhận mình là người Việt Nam để được ở lại trại tị nạn.  Nói chung căn bản hình ảnh về người Việt ở nước ngoài cũng chẳng tốt đẹp gì.

Nhưng những du học sinh lại mang lại một cái nhìn mới và đem lại sự thiện cảm hơn. Đặc biệt, khi khảo sát về mức độ học tập của học sinh thế hệ người Việt thứ hai còn cao hơn cả dân bản xứ thì họ đã trân trọng hơn cộng đồng này.

Thế nên với chúng tôi, mặc dù đúng là cộng đồng Nigeria có thể gây một số vấn đề ở Tp.Hồ Chí Minh thì những sinh viên du học cũng sẽ là đối tượng khác. Một quốc gia muốn phát triển bắt buộc phải hấp thụ nguồn lực quốc tế, các nhà lãnh đạo đất nước cần nhìn thấy điều này và có sự chuẩn bị tốt cho nó.

Quay trở lại chuyến đi, chúng tôi ở tại Kaduna một thành phố khá nhỏ. Thành phố phía bắc này có nhiều người Hồi giáo và có thể thấy ảnh hưởng của Hồi giáo mạnh mẽ khác hẳn các thành phố phía nam của người Công giáo. Tôn giáo là điều rất quan trọng với người dân nơi đây, họ sùng đạo và tin tưởng vào sức mạnh thần thánh. Những người Công giáo thường giàu có hơn nhưng những người Hồi giáo lại có sức mạnh chính trị. Để quảng bá cho mình, những người Hồi giáo ra tờ báo Hatman – những người đội mũ chỉ đến người Hồi giáo.

Thỉnh thoảng có thông tin về những vụ chém giết dã man giữa hai cộng đồng này nhưng nói chung cuộc sống tại các thành phố lớn thì khá ổn định. Hai cộng đồng này vẫn sống xen kẽ với nhau trong hòa bình.

Buổi tối, trên một chuyến đi dài chúng tôi hướng tới Abuja, thủ đô của Nigeria. Chúng tôi sẽ có một hội thảo lớn tại đây và buổi chiều sẽ gặp Đại sứ Việt Nam. Abuja là thành phố mà người dân Nigeria chia sẻ là rất phát triển mà ngay cả họ cũng không tin nổi thành phố này lại ở Nigeria. Tôi sẽ kể chi tiết vào ngày hôm sau.

Sau một chặng đường dài trên quốc lộ lớn nối giữa Kaduna và Abuja, vượt trên những miền đất hao hao giống miền trung cao nguyên, chúng tôi dừng lại tại một khách sạn nhỏ. Tiếc rằng mới đến, chúng tôi đã gặp chuyện không vui khi đặt đồ ăn mất hơn 1 tiếng đồng hồ và bị đánh thức vào nửa đêm để trả tiền. Mọi việc hứa hẹn vào ngày mai.

Đăng Kí học Fpoly 2023

1 bình luận trong “Câu chuyện Châu Phi – Phần 3: Ngày 22/3/2011

  1. người lãnh đạo là những người có tầm nhìn xa tầm nhín lớn tầm.họ nhìn thấy những thứ người khác không nhìn thấy! chúng ta không nên đá đổ xô sữa lại đem giết con bò chứ?

Bình Luận