Thấm thoát mà đã 12 năm tôi gia nhập FPT. Trong FPT, có lẽ tôi là người nắm giữ nhiều kỷ lục đặc biệt: Làm ở nhiều bộ phận nhất, làm Bí thư Đoàn Thanh niên lâu nhất, cộng tác viên lâu năm nhất. Ba lần làm phần mềm, hai lần là PTBT báo Chúng ta, tham gia làm công tác Đoàn từ năm 1998 đến nay.
Qua câu chuyện về mình, tôi muốn kể về những giai đoạn lịch sử của FPT HCM, từ những năm đầu thành lập đến ngày hôm nay. Sẽ có thể có những chi tiết, sự kiện nào đó chưa thật chính xác, những đánh giá là chủ quan, nhưng những cảm xúc, tình cảm là có thật.
Gia nhập FPT
Tôi biết đến FPT từ năm 1989 khi vừa tốt nghiệp Đại học về nước. Tôi nhớ là tôi đã đến thăm trụ sở công ty đóng ở đường Đội Cấn. nói là trụ sở cho oai, chứ đó là một căn phòng chừng 0 mét vuông trong đó có vài cái máy tính. nói chung cuộc viếng thăm này không để lại ấn tượng gì.
Lần thứ hai tôi đến thăm FPT là vào năm 1994. Năm đó FPT đã khá lớn và có một nhóm đóng ở trường THCS Giảng Võ. Cũng lại một căn phòng không lớn lắm nhưng số máy tính thì đã nhiều hơn. Hôm đó tôi còn được chiêu đãi một trận bóng ở trên sân của trường. Món này luôn là khoái khẩu của tôi.
Cuối năm 1995, anh Nam dẫn tôi đến thăm trụ sở FPT HCM ở 96 nguyễn Thị Minh Khai và nói “Chú thích thì về FPT làm”. Sau đó anh nam đã mua vé cho tôi ra Hn chơi hơn 1 tuần. Chính thời gian này tôi đã được ngủ giường “Hoàng đế” với anh Thành ở nghĩa Tân và tham gia làm số báo Chúng ta đầu tiên với chị Hải và anh Thắng (cùng các tác giả nổi tiếng như Trần Văn Trản, Khúc Trung Kiên, nguyễn Minh… ). Trong
số báo đầu tiên, tôi cũng đã tham gia một bài hát chế (Chia tay hàng bia) và một bài thơ dịch tặng anh Khắc Thành. Thời kỳ này, FPT đóng ở 1A Yết Kiêu và có thêm một số cơ sở khác. Tôi cũng đã dự đêm tổng kết 31/12 và chứng kiến sự ra đời của báo Chúng ta. Khoảng tháng /1996, anh nam vào TP HCM và lại gọi cho tôi “Chú đã vào FPT chưa?”, “Chưa, em chẳng thấy họ gọi gì cả!”, “Sao lại chờ gọi, chú phải đến xin việc chứ!”. Và anh gọi tôi đến, giới thiệu với anh Châu: “Anh nhận thằng này vào đi, nó STC lắm”. Anh Châu bảo “OK. Thế chú thích làm món gì? Phần mềm hay là networking?”. Tôi nói: “Chắc em làm thử phần mềm”.
Phòng phần mềm
Tôi đã chọn phần mềm. Lý do có lẽ là tôi đã biết chút chút và Pascal và Basic. nhưng có lẽ đó cũng là duyên nợ. Tôi được dẫn xuống 120 Ký Con giới thiệu với anh Quốc Hùng, trưởng phòng phần mềm. Anh Hùng quẳng cho tôi cuốn Screen and Report Builder của Foxpro và yêu cầu tôi nghiên cứu trong 2 tuần. Thời gian này, tôi bắt đầu có những người bạn, người thầy đầu tiên ở FPT. Đó là nguyễn Quốc Hùng, Phong, Từ Phước Thọ, Trần Côi, Phạm Anh Chiến, Lê nguyên Diệm, nguyễn Bá Ngọc.
Giai đoạn này, phòng phần mềm có quy mô nhỏ và chưa có những sản phẩm gì đặc biệt. Tôi nhớ là chỉ có phần mềm Kế toán (chắc là anh em gì đó của Balance), phần mềm Quản lý Kho bãi (làm cho Heung-A, Mitsui). Giá trị các hợp đồng thời kỳ này chỉ tính bằng con số ngàn đô.
Tôi cũng đã được tham gia vào việc thực hiện và triển khai các hợp đồng với Showpla Vietnam (Kế toán), Mitsui (quản lý container), phòng Thi hành Án của Sở Tư pháp (quản lý số liệu thi hành án). Dự án cuối cùng này do tôi viết Proposal, đem sang HPT nhờ anh Quân anh Đồng thẩm định và kiếm được 15M. Tuy nhiên, lúc triển khai thì gặp nhiều khó khăn và hình như là không hoàn tất được.
Cũng giai đoạn này, tôi được cắp cặp theo học anh Thành khi anh vào triển khai chương trình SIBA ở ngân hàng ICBC (Trung Quốc Quốc tế Thương mại ngân hàng), hợp đồng trị giá 60.000 USD. Hợp đồng lớn thế, to thế mà thấy anh Thành rất thảnh thơi, nhàn nhã, lập trình mà cứ như lấy một món đồ trong túi, làm bọn Đài Loan rất nể phục.
Thời kỳ này tôi vẫn thường xuyên cộng tác với báo Chúng ta (dù chưa có nhuận bút như bây giờ). Lúc đó chưa có Internet nên việc gửi bài phải nhờ đến anh Duyên (Giám đốc FSC HCM hiện nay). Sau này Bùi Trí Hùng (đệ tử của anh Thành) và nguyễn Hoàng Anh Dũng mới bày cho cách vào TTVn và đặt cho cái nickname namdung@. Với sản phẩm Legal Assistant (tra cứu văn bản pháp luật) được xây dựng dựa trên luận văn tốt nghiệp của Diệm, chúng tôi có thêm một hướng đi nữa là làm các sản phẩm nội dung (lúc này còn được chứa trên đĩa mềm chứ CD chưa thịnh hành). Cũng từ đây mà chúng tôi bắt đầu có các nhân viên không phải là lập trình viên đầu tiên: Quyên và Thảo.
Sẽ có nhiều người không biết là sự nghiệp của GĐ Huỳnh Xuân Quyên ngày nay bắt đầu từ phòng phần mềm. Tuy nhiên, đây có lẽ là một hướng đi không mấy khả thi. Sau này, các sản phẩm như CD Sài Gòn 300 năm, English đều không mấy thành công về khía cạnh kinh doanh. Tôi cũng đã cùng em Tâm (thuộc nhóm SV ĐH Cần Thơ gồm Tâm, Giang, Liên thực tập tại phòng phần mềm) đi ký gửi tại nhiều nhà sách tại TP HCM nhưng hầu như không bán được. Chỉ có diễn viên Thiệu Ánh Dương và một đồng nghiệp ở trường Luật là bán được mấy bộ. Tôi vào phòng phần mềm được chừng một năm thì Phong và Thọ ra đi. Đội ngũ của chúng tôi được bổ sung thêm các sinh viên thực tập là Đức nhân, Thái Sơn, Tường Lân, Hưng. Thời kỳ này anh em sống rất chan hoà, đầm ấm. Không chỉ trong phòng với nhau mà cả với các anh chị em phòng Kỹ thuật và cửa hàng. Điểm đặc biệt của 120 Ký Con là có bếp ăn chung do chị nhuận đảm trách. Vì thế, chúng tôi là một tập thể rất đoàn kết và vui vẻ. Tôi tuy là một CTV và mới toe nhưng nhờ lớn tuổi lại máu ăn chơi nên vẫn được coi là lớp đàn anh. Đáng nhớ nhất về sự nghiệp ăn chơi trong giai đoạn này là việc đội 120 Ký Con dưới sự dẫn dắt của anh Duyên, Hùng Anh, Quốc Hùng và tôi đã giành chiến thắng vang dội tại Hội diễn văn nghệ 13-3-1997. những tác phẩm “Hịch tướng sĩ”, “Cứng mềm ca” được ra đời trong dịp này. Có một đặc điểm là dường như thời kỳ này chẳng ai quan tâm đến lương, thưởng (có thể tôi nhầm?). Công ty trả bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu thôi. Mới đầu vào là 800.000, sau là 1.200.000, rồi 1.600.000. Tiêu pha cũng thoải mái vì thỉnh thoảng còn có tiền dạy bên trường. Anh em cũng thế, cứ xả láng sáng về sớm. Vì thế mà thỉnh thoảng lại phải mượn tiền nhau.
Trí tuệ Việt Nam và FPT Internet
Sau khi chương trình SIBA được triển khai, tôi được giao đi đánh trận hoãn binh ở Mitsui Việt nam chờ Trần Côi xử lý, sau đó nghiên cứ Lotus notes để chuẩn bị triển khai các chương trình công văn điện tử. Với phong cách thiếu tập trung, lại on-off liên tục vì những giờ dạy nên thời gian này tôi không đóng góp gì được nhiều.
Công ty thành lập bộ phận Trí tuệ Việt nam, điều Mai Sung về quản lý. Sẵn thấy tôi có khả năng viết lách, Mai Sung xin tôi về làm BQT mạng Trí tuệ Việt nam. Bộ phận lúc này chỉ có mấy người: Mai Sung vừa quản lý chung, vừa làm kỹ thuật. Hai nhân viên kỹ thuật là LiemPC và HienHP. Em Hàn nguyệt Thanh Loan là nhân viên tiếp nhận hồ sơ đăng ký và tôi là trưởng ban biên tập (LiemPC quen gọi là Chief Editor), sau này có thêm em Chi và anh Hùng Anh.
Thời kỳ này TTVn rất nổi tiếng và số lượng người tham gia tăng vùn vụt. Cho dù lúc đó ở Việt nam chưa có Internet và mọi người cũng chưa biết web là gì nhưng tinh thần 2.0 lại được thể hiện rất rõ. FPT chủ yếu chỉ cung cấp “hạ tầng cơ sở” và một số “kiến trúc thượng tầng” còn lại là sự đóng góp của các users.
Trần Nam Dũng – FU HCM
Trích “Sử ký FPT 20 năm”.