Trên đất Chămpa

9:41 13/06/2014

Tặng đội dự án FTB-ESS

Với những chiến dịch rầm rộ và hoành tráng như thế này, nội dung tốt là chưa đủ, mà có lẽ, “ban tổ chức” và “các nhà chức trách” cần phải học cách đánh bóng cho bản thân, đánh bóng tác phẩm của mình để sản phẩm cuối cùng đưa ra dễ hiểu, dễ thấm, và thu được nhiều hưởng ứng của các đối tượng tham gia.

“Anh đã hứa với vợ chỉ đi nốt lần này thôi là về”.

“Anh ơi, em nói với mẹ em là lần này em chỉ đi tháng rưỡi thôi ạ”.

“Gấu ngoan nhé, tháng sau bố về”.

Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá
  tuyển sinh cao đẳng.
Nhiều đơn vị thuộc Tập đoàn FPT đã và đang triển khai nhiều sự án giúp phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật tại Campuchia. Nguồn ảnh” Internet.

Đây chỉ là một vài mẩu đối thoại thường thấy nếu bạn là người FBF. Là người FBF nghĩa là sẵn sàng ba-lô “con cóc” lên đường triển khai bất cứ khi nào dự án cần. Là người FBF nghĩa là hoàn toàn có thể một năm có đến chín tháng xa nhà. Nếu bạn là người FBF, bạn có rất nhiều cơ hội để đi khắp các nơi, từ Hà Nội đến TP. HCM, từ Đồng Nai đến Cần Thơ, từ Đà Nẵng đến Kiên Giang, từ Hải Dương đến Hải Phòng, từ Lào đến Campuchia… Chúng tôi thường hay đùa nhau “đi nhặt tiền bộ đội đánh rơi”. Lần này đội FTB của chúng tôi lên đường “nhặt tiền của bộ đội Campuchia”.

Chuẩn bị xuất ngoại

Có ai đó nói rằng, “cái gì lần đầu tiên cũng thú vị”. Đúng không nhỉ? Thật mà. Này nhé: Khi học lớp một, lần đầu tiên được điểm mười khoái biết chừng nào.

Lần đầu tiên biết đi xe đạp này. Lần đầu tiên được nắm tay bạn gái này. Lĩnh tháng lương đầu tiên khi đi làm này…

Và với người FBF, lần đầu tiên đi công tác nước ngoài cũng rất thú vị. Một số thành viên lần đầu đi công tác đồng nghĩa với việc lần đầu tiên xa nhà. Các anh chị vào trước đi bao nhiêu lần rồi thì cảm thấy rất bình thường, nhưng với các em lần đầu tiên được đi công tác thì nhiều cảm xúc lắm. Cảm giác hồi hộp khi chuẩn bị lên đường, cảm giác nhớ mong lúc chia tay người thân, cảm giác thích thú khi sắp được chinh phục một vùng đất mới… hòa trộn với nhau khiến mọi người không thể quên được lần đầu tiên này. Những giọt nước mắt đã rơi, những cái nắm tay lặng lẽ và cả những nụ hôn vội vàng gửi người ở lại. Bỏ lại sau lưng những con phố quen thuộc, bạn bè thân thiết, người thân luôn mong nhớ, ta đi đến một vùng đất xa xôi để bắt đầu đầu cuộc chinh chiến mới. Hà Nội tiễn chúng tôi đi bằng hơi lạnh của một sớm mùa đông, bằng đôi mắt hoe hoe đỏ của em gái cùng đoàn.

“Em ơi, anh đi rồi anh lại về!”.

Campuchia – vùng đất mới

Phnom Penh (thủ đô của Campuchia) đón chúng tôi bằng cái nắng 400C buổi trưa. Điều đầu tiên làm chúng tôi ngạc nhiên nhất là giao thông ở đây. Hầu như không có cảnh sát giao thông và người đi đường thì hết sức thoải mái. Nếu bạn được thấy một chiếc Honda 67 chở hai cô gái mặc váy dài kiểu Campuchia, mỗi cô ngồi chéo một bên (như kiểu các chị em nhà mình khi mặc váy ngồi yên sau xe máy ấy) thì đảm bảo là bạn cũng mắt chữ O mồm chữ A như chúng tôi thôi.

Khách sạn đội chúng tôi ở cách ngân hàng – nơi chúng tôi đến triển khai Smartbank – khoảng 2km. Sáng sáng, cả đội sáu người vẫy một chiếc tuk tuk – kiểu xe đầu xe máy đuôi xe bò nhưng nhỏ hơn và trang trí đẹp hơn – để đi làm. Thời tiết ở Campuchia mùa này giống như Sài Gòn, sáng thì vô cùng mát mẻ, trưa thì vô cùng nóng, tối lại mát như buổi sáng. Cả đội ngồi chật ních trên xe, tay ôm khư khư dàn laptop T60 mới xuất kho và tận hưởng không khí mát lành buổi sáng. Thật thích thú khi dọc đường đi vẫn gặp những cây bằng lăng nở hoa vào mùa này. Nhưng vì bằng lăng ở đây ra hoa quanh năm nên màu cũng nhạt nhòa so với bằng lăng Hà Nội.

Ở đâu cũng thế, nếu muốn hòa nhập nhanh với người bản xứ thì cách tốt nhất là học giao tiếp bằng ngôn ngữ của họ. Đội FTB chúng tôi có hẳn một file excel từ điển tiếng Khmer. Mỗi lần học được chữ nào mới là chúng tôi update luôn. Học nhanh nhất là những từ đếm số, thứ hai là “cơm”, thứ ba là “tính tiền”. Nếu bạn có vô tình đi qua quán ăn ở Phnom Penh và thấy một đám thực khách sáu người luôn miệng “bai”, “bai”, “cát lôi”… thì 99% đây là đội chúng tôi rồi. Có lần anh HảiLT học lỏm ở đâu được câu “Em đẹp lắm” bằng tiếng Khmer bèn mang ra áp dụng khen luôn cô chủ quán cơm. Cô chủ quán xinh đẹp nghe khen xong cứ cười đỏ mặt. Mấy hôm sau, khi gặp một người bạn Campuchia biết tiếng Việt, mọi người đem mấy từ mới học được ra hỏi thì mới được biết rằng, từ mà mọi người tưởng là “đẹp” lại là từ “không mặc quần áo” trong tiếng Khmer!!!

Hóa ra ở Phnom Penh có rất nhiều người Campuchia biết tiếng Việt. Có hôm em DungNT đi mua xoài, sau một hồi mặc cả bằng tiếng Anh và tiếng Khmer mà hai bên vẫn chưa hiểu nhau, đang lẩm bẩm “làm thế nào bây giờ” thì nghe được ông bán xoài nói “thôi nói tiếng Việt đi vậy”!!! Ngay cả khách hàng của chúng tôi cũng có rất nhiều người nói sõi tiếng Việt vì đã từng du học hoặc sống ở Việt Nam. Thế nhưng khi làm việc với họ thì họ luôn luôn nói với mình bằng tiếng Anh. Vì vậy, kinh nghiệm là không nên “nói xấu” khách hàng trong khi cứ tưởng họ không biết tiếng Việt. Họ biết cả đấy Trong giai đoạn này, lịch làm việc của chúng tôi với khách hàng hầu như kín mít hết cả tuần, nên những khi rảnh rỗi hiếm hoi, thú vui duy nhất là ngủ và shopping.

Chợ trung tâm Phnom Penh là một kiến trúc đẹp, bên trong bán đủ thứ nhưng toàn đồ Tàu. Chị em có thể mua được những chiếc túi hàng hiệu như “Louis Vuitton” hay “Versace”, anh em cũng có thể mua được bộ đồ thể thao xịn như Adidas hay Puma với giá chỉ vài USD (tất nhiên là sau khi “mặc cả” với giá giảm xuống khoảng vài lần). Còn vài địa điểm có thể mua sắm được là Sorya market hoặc Russian market. Kinh nghiệm đau thương nhất của tôi là không nên mua giày dép ở Campuchia sau khi đi hỏng hai đôi dép trong vòng có ba tuần lễ.

DunGVT – FIS

Trích “Sử ký FPT 20 năm”

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2024

Bình Luận