Vuốt râu hùm

18:00 26/08/2014

Sự việc bắt đầu từ dịp 13/8/2007. Chả là FIS tôi có truyền thống tổ chức hẳn một đêm diễn nội bộ trước hội diễn 13/9 toàn công ty 1 tháng. Mỗi trung tâm, đơn vị công diễn một tiểu phẩm hài theo chủ đề của ban tổ chức. Năm ấy, chủ đề là Tinh hoa văn học.

SV Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá
 háo hức tham dự hội diễn.
Hội diễn FIS đã trở thành hoạt động thường niên đáng mong đợi với mỗi cán bộ nhân viên FIS. Nguồn ảnh: Internet.

Khối BO + G chúng tôi, bao gồm văn phòng, nhân sự, kế toán, truyền thông, BP, Chất lượng và Trung tâm kinh doanh Toàn cầu hoá bắt phải vở Những người khốn khổ. Thật là khốn khổ, vì người rành nhất về tác phẩm này cũng chỉ thốt lên: Nghe tên tác phẩm này quen quen, hình như hồi nhỏ em có nhìn thấy bìa cuốn sách! Mọi người ngao ngán. Nhưng chả nhẽ lại đầu hàng? Vậy là ban đặc nhiệm gồm gần hai chục thành
viên trẻ nhất, máu nhất của các phòng ban đã cùng ngồi với nhau để tìm giải pháp. Hiển nhiên buổi họp quan trọng đó là không thể vắng tôi. Mặc dù đã lên hình suốt 3 năm sân khấu hài FIS và FPT nhưng tôi vẫn còn hám ánh đèn lắm. Buổi họp hôm ấy, nhiều ý tưởng đã được đưa ra. Sau một hồi “mổ bò”, cuối cùng mọi người đều nhất trí không cần quan tâm đến nội dung tác phẩm, chỉ cần mượn danh của nó để tấu lên nỗi thống khổ của lũ nhân viên. Duyệt!

– Bây giờ chưa cần bàn chi tiết kịch bản vội, mọi người ở các phòng ban cứ kể hết các nỗi khổ ra rồi ép vào kịch nhá!

Chỉ chờ có vậy, cả lũ nhao nhao: Khổ vì thang máy chậm, lương chậm, khổ vì cấu hình máy thấp, khổ vì điện phập phù, khổ vì phòng làm việc như tủ kính, điều hoà lúc nóng lúc lạnh, khổ vì sức ép công việc, khổ vì thủ tục ra vào công ty rườm rà,…- Mọi người cứ bình tĩnh, đâu sẽ có đó, mọi nỗi niềm sẽ được trút hết vào kịch cho hả hê!

Chưa bao giờ tôi thấy một kiểu sáng tác kịch bản tập thể vui nhộn, gay go mà hiệu quả đến vậy. Rồi với những bộ óc đầy ắp nỗi thống khổ, một khung kịch bản nhanh chóng được hình thành. Chuyện xoay quanh một nhân viên mới tên là Khổ. Cậu này làm lập trình viên nên được hưởng hẳn con RAM 128 để phục vụ công việc. Quá bức xúc, cậu chạy hết cửa nhỏ đến cửa to để xin cho được con RAM 256. Nhưng gặp được sếp quả là gian nan. Sếp thì đi du xuân ở Lăn-đừn, sếp thì đang ở Đồng Mô tập vung gậy vụt bóng. Chật vật gặp được sếp to nhất thì bị sếp vặn: “Túm lại máy chú yếu thì mở một chương trình thôi, ai bảo yếu còn đòi ra gió!”. Cao trào của vở kịch được đẩy lên khi nhân vật Khổ – do chính Vương Việt Anh, diễn viên Nhật ký Vàng Anh thủ vai – phải thốt lên: “Theo các bạn mình phải làm sao đây? Tình huống A: Đành kiên nhẫn chờ vậy và nghe lời sếp, chỉ mở 1 chương trình thôi. Tình huống B: Mình phải trộm RAM của các sếp. Nghe nói, các sếp toàn RAM trên 1 G, có tháo một thanh cũng không ai biết đâu.”. Bỗng điện phụt tắt. Mọi nhân viên văn phòng nháo nhác, kêu than vì mất dữ liệu. Bụt DC (mà ai cũng biết là ai) hiện ra. Bụt cho điện, nhưng chỉ là điện máy nổ. Lũ nhân viên lại kêu than ầm ĩ. Bụt bảo: “Các ngươi muốn sướng thì phải chăm chỉ, đoàn kết và làm việc cật lực. Như vậy sẽ được sướng toàn diện, sướng trăm phần trăm”. Kết vở là cảnh cả lũ nhân viên đồng thanh hát bài sữa vinamilk: “Trăm phần trăm, sữa tươi nguyên chất trăm phần trăm… Mỗi ngày mỗi ngày, chúng tôi là những con bò vui nhộn, chúng tôi là những con bò hạnh phúc…”.

Cái hay nhất và cũng là râu hùm ở đây chính là các vai diễn sếp. Các nhân vật được chọn đều rất điển hình và đầy hấp dẫn: Mợ chánh đầy quyền lực được gán cho cái tên Miss Audition, phó tổng Đoàn Thanh Vịnh phụ trách chị em được đổi tên thành sếp Thanh Tịnh, phó tổng TriềuDD biến thành nhân vật sếp Đơ Đơ và cuối cùng là anh BảoDC được hoá thân thành BụtDC. Nhưng các sếp ở đây không phải comle, cà vát, xách cặp, ký hồ sơ mà tất cả đã bị cường điệu hoá với những những hành động, thói quen và những câu nói điển hình, hài hước nhất ở ngoài đời.

– Chết! diễn thế có động chạm quá không?  Một người cẩn trọng thốt lên.

– Chả lo, trước đây đã từng có một đội diễn anh Bình cực kỳ bôi trong hội diễn 13/9, thế mà còn được anh ấy cười khà khà và thưởng tiền. Tư tưởng đó cũng fracture xuống FIS thôi!

Nhưng để đảm bảo an toàn cho các diễn viên, ban tổ chức quyết định sắp xếp diễn viên diễn chéo. Mợ chánh – Miss Audition do em Thảo thư ký FIS G thủ vai, sếp đơ đơ phụ trách nhân sự do TrungNM ban truyền thông đóng, sếp Thanh Tịnh phụ trách IT, AD, QA do tôi ở HR thể hiện. Vậy là yên tâm. Bao nhiêu động tác, câu nói hài nhất của sếp được tung lên một cách thoải mái và tự do nhất: Miss Audition đi nhún nhảy theo nhạc, tóc buộc vổng và váy nhiều màu sắc. Miss vừa đi chơi ở Anh quốc về, giao việc rất nhanh chóng và khắt khe, đại loại như:
Tuyển ngay cho chị vài em da trắng, chân dài, thông minh, xinh đẹp, tiếng Anh giỏi, giao tiếp tốt, …lương 1 triệu!!!, sếp Thanh Tịnh vừa đi vừa vung vẩy tay chơi Golf. Cứ gặp chị em là sếp lại chọc ngoáy, tỉa tót. Nền nhạc là bài hát: “Kìa cái tay, cái tay, cái tay bắt lấy cái tay, túm lấy cái éo với một cái mình. Cái hông rất to, cái chân rất dài….”. Được cái người nhận vai này cũng hao hao giống sếp, lại tìm được cái quần sờn cũ, cái áo phông xám của hãng tặng, sơ vin lên ngang bụng, đội thêm cái mũ lưỡi trai sếp hay dùng và bổ sung một nốt ruồi trên mép là giống y chang sếp. Vừa bước lên sân khấu, khán giả đã cười lăn cười bò. Sếp Đơ Đơ thì lúc nào cũng áo trắng sơ vin, vừa đi vừa chửi và… ăn vặt. Đặc biệt, sếp
lại chịu khó nói tiếng Anh. Chẳng hạn như: “Ai côn mai goai, ai cắt đin nờ hôm?”. Còn BụtDC hiện ra cuối cùng giải quyết câu chuyện bằng cách cho điện máy nổ và biến cả lũ nhân viên đang kêu la thành những còn bò sữa chăm chỉ và ngoan ngoãn để anh vắt!

Đêm diễn ấy đã thành công ngoài dự đoán. Thành công đến mức anh BụtDC tặng thêm 5M và anh Đơ Đơ rút ví thêm 3M để tặng các đội diễn. Theo đánh giá một vị trong nhóm L7 thì chất lượng các vở kịch của FIS hay hơn hẳn FPT trong nhiều năm gần đây. Còn chúng tôi, tuy chỉ đứng thứ 4 chung cuộc, nhưng những vai diễn sếp đã gây nên chấn động lớn. Ngay hôm sau, mọi người đã tụ tập bàn tán. Ai cũng hăng say kể lại những hành động của sếp và cười giòn giã, thoả thuê. Cười như thể đêm qua còn chưa đủ hả hê, sung sướng. Một chị đối tác của FIS còn suýt nhầm, tưởng Mợ chánh lên sân khấu thật. Vui nhất là thay vì bảo tôi diễn giống sếp, mọi người nhận xét anh Thanh Tịnh nhìn giống tôi!? Thậm chí họ còn doạ tôi chắc sắp phải viết đơn xin thôi việc!!! Bụt DC hẳn nhiên là trung tâm của cuộc bàn tán. Anh tuyên bố: “Phải yêu quý sếp mình như thế nào thì nhân viên mới đưa sếp lên sân khấu như vậy”. Anh còn gợi ý sếp Thanh Tịnh nên bỏ ra 1 triệu để mua lại đĩa ghi lại
chương trình và anh quyết định chi thêm 3M để làm giải thưởng cho những diễn viên diễn sếp giống nhất. Mọi người còn bàn tán về những vai diễn đình đám này trong nhiều tuần sau đó.

Dư âm của vở diễn đã lan đến tận cuối năm, trong lễ tổng kết toàn công ty. Tổng hội đã dàn dựng một vở hài kịch với toàn các sếp bự của FIS gặp nhau ở nhà thầy cúng. Mỗi người đến vì một câu chuyện khác nhau, nhưng mục đích chung là để giải đen sau một năm chật vật và xáo trộn. Vở này tai tiếng lên cả Hội đồng quản trị vì dám đưa những vấn đề nhạy cảm nhất thời điểm đó lên sân khấu. Nào là chuyện sếp ngồi nhầm chỗ, nào là tổ chức tách nhập, xáo trộn và thậm chí cả sức khoẻ của sếp Tổng cũng không nằm ngoài tầm ngắm. Kết vở là lời tự bạch của Mợ chánh trong nước mắt sụt sùi như chia tay Vàng Anh: “Em chỉ mong được một giấc ngủ ngon, được vui vẻ ăn bữa cơm với gia đình và được sống đúng với lứa tuổi của em…”. Đó cũng là lời nhắn nhủ tới những thần dân FIS hãy thông cảm với những vấp váp và cùng chia sẻ khó khăn với ban lãnh đạo trong giai đoạn khó khăn này. Nhưng điều thú vị và đặc biệt nhất, đã gây nên tai tiếng lớn cho vở kịch là phần lớn những “tiên đoán” về nhiều việc đại sự của FIS đều đã thành hiện thực vào năm sau!!!

Với những vở kịch đình đám như vậy, Tổng hội FIS đã dám vuốt râu hùm, chứng tỏ quyền làm chủ và sức sáng tạo đặc biệt của thần dân FIS. Nhưng suy cho cùng, nói như anh BụtDC: “Phải yêu quý sếp của mình như thế nào thì nhân viên mới đưa sếp lên sân khấu như vậy!”.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận