Chỉ còn hơn 20 ngày nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT, để giúp thí sinh có cơ hội việc làm sau khi ra trường, PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy đã có những chia sẻ về những ngành học thu hút thí sinh, giàu tiềm năng phát triển hiện nay.
Theo PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ (GDĐT), trong 3-5 năm vừa qua, các lĩnh vực hiện thu hút được nhiều sự quan tâm của , có số thí sinh đăng ký xét tuyển và nhập học cao nhất bao gồm: Kinh doanh và quản lý, Máy tính và công nghệ thông tin. Tiếp theo là các lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật, Nhân văn, Sức khỏe, Khoa hoc Xã hội và hành vi, Khoa học giáo dục.
Đây đều là những nhóm ngành vô cùng quan trọng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và bắt kịp xu hướng phát triển nói chung.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những nhóm ngành đang thiếu sức hút đối với thí sinh, đã thể hiện ở số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển và nhập học khá thấp so với tổng chỉ tiêu các trường đặt ra. Đó là các nhóm ngành, lĩnh vực về Nông lâm nghiệp và thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội. Đây là vấn đề khá lo ngại.
“4 nhóm ngành trên có rất nhiều cơ hội việc làm cho thí sinh, tuy nhiên nhiều khi các em chưa nhận thức được và chưa có sự định hướng đúng đắn; do chạy theo trào lưu, hoặc do cảm nhận ngành nghề này khó, vất vả.
Trong khi đó, đây cũng là những lĩnh vực vô cùng cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Khi sinh viên tốt nghiệp ra trường, có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã chờ đợi sẵn để tuyển dụng. Nhưng chúng ta lại không biết điều đó ngay từ đầu và nghĩ rằng ngành này khó xin việc.
Do vậy, cần nhấn mạnh trong công tác truyền thông, định hướng nghề nghiệp cho thí sinh để các em có nhìn nhận đầy đủ hơn”, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết.
Cũng theo PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, các ngành liên quan tới AI, Robotics, Fintech, Khoa học dữ liệu,… đều là những ngành tiên phong, cần thiết và có sức hấp dẫn cao đối với người học hiện nay.
Tuy nhiên, tất cả lĩnh vực, ngành nghề chúng ta đang đào tạo đều rất cần cho nền kinh tế xã hội, không phải vì Cách mạng công nghiệp 4.0 nên chúng ta chỉ đào tạo những ngành vận dụng, ứng dụng công nghệ cao. Do đó, cần có sự cân bằng giữa nguồn nhân lực trong các lĩnh vực.
“Những lĩnh vực 4.0 rõ ràng rất cần thiết, nhưng bên cạnh đó, cũng cần quan tâm tới việc đào tạo những ngành nghề liên quan tới vật liệu mới, công nghệ sinh học, khoa học sự sống – là những ngành ảnh hưởng đến tương lai của nhân loại. Lĩnh vực xã hội nhân văn, đào tạo giáo viên, đào tạo bác sĩ, văn hóa nghệ thuật,… cũng không thể lơ là hay bỏ qua”.
PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy cho biết thêm, hiện nay, chỉ riêng với 2 khối ngành đào tạo giáo viên và ngành sức khỏe, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ do Bộ GD&ĐT công bố. Đây là 2 khối ngành đặc biệt – đào tạo ra 2 người thầy: thầy thuốc và thầy giáo, nên chất lượng đào tạo phải đáp ứng được mức tối thiểu. Sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT mới công bố ngưỡng điểm này.
Còn lại điểm sàn, điểm chuẩn của các ngành khác thuộc về quyền tự chủ quyết định của các trường. Điều này sẽ phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh, tức là mức độ thu hút thí sinh đăng ký xét tuyển vào từng ngành cụ thể.
Theo