Cú sốc đầu đời

17:06 20/12/2013
[tabs style=”above”] [tab title=”Thông tin cơ bản”]

Số trang: 296 trang
Kích thước: 12x20cm
Trọng lượng: 350gr
Giá bìa: 58.000 VND
Giảm giá: Giảm giá đặc biệt cho sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá

[/tab] [tab title=”Giới thiệu”]

Một bông hoa cho quá khứ
Không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi lựa chọn khổ sách 12 cm x 20cm để “Cú sốc đầu đời” đang ở trên tay bạn, nhỏ bé và thân thiện. Bạn có thể mang theo cuốn sách này trong túi xách, cất trong ngăn bàn học, hoặc nhét tạm vào va ly để mang theo một cuộc du lịch bụi, khi bạn một mình khám phá thế giới.
Ở trong này có những câu chuyện nhỏ bé và những trăn trở tuổi trẻ, những điều kỳ diệu của sự sống, có cả nước mắt và những hy vọng tha thiết về một cuộc sống tương lai tốt đẹp do chính tay ta xây dựng nên.
Trong cuốn sách nhỏ này là những câu chuyện chia sẻ về cuộc sống, niềm tin, tình yêu và tương lai. Những vấp ngã đầu đời khiến ta mạnh mẽ lên hay sẽ khiến ta hoang mang trước tương lai đường dài?
Bỗng nhiên tôi nhớ đến một câu nói của Tam Mao, một nữ nhà văn nổi tiếng người Hoa, cách đây hai mươi năm: “Hãy tin vào cuộc sống và thời gian, cho dù cuộc sống chưa mang cho ta những niềm vui mới, thì thời gian cũng đã giúp ta xóa những nỗi buồn đau quá khứ!”
Thì ra, thời gian cũng đã xoa dịu an ủi, và mang cho chúng ta một bông hoa cho quá khứ. Và để bạn ở lại cùng tương lai hoàn toàn thuộc về bạn.
Vì chúng ta còn trẻ, chúng ta có quyền thất bại và đứng dậy. Không có sự trưởng thành nào không đau đớn. Và không có bất cứ thất bại nào có thể chà đạp lên bạn, trừ khi bạn cứ nằm mãi sau cú ngã, không định đứng dậy.
Nhà văn Trang Hạ

[/tab] [tab title=”Tác giả”] Tác giả: Nhiều tác giả

[/tab]

[tab title=”Xem trích dẫn sách”] VIẾT GIỮA SÂN TRƯỜNG MƯỜI BẢY
Nhà văn Trang Hạ
1. Tôi vào học trường Chu Văn An năm 1989, suốt những năm cấp ba tôi chỉ mong được nghỉ tiết để trốn ra sau trường, chỗ ngôi nhà Bát Giác hoang phế có hành lang phủ đầy dây leo xanh. Nghe nói hồi xưa tòa nhà này dành cho ông hiệu trưởng trường Bưởi người Pháp, sau bỏ hoang. Nhìn ghé mắt qua tấm cửa nát chỉ thấy tối tăm và mùi lá mục cũ kỹ sực lên xung quanh. Đứng từ cầu thang bán nguyệt nhìn ra Hồ Tây mênh mang là sóng nước.
Có một dạo người ta định biến nhà Bát Giác thành khách sạn, không hiểu vì sao lại thôi. Nhà có hai mặt đã sửa lại, tô đắp cẩn thận những đầu nhân sư, gờ tường cũ, quét vôi trắng xóa. Sáu mặt tường kia cũ kỹ và lở lói, xanh rì rêu làm cho người ta có cảm giác rất thấm thía về thời gian và trò đổi thay. Càng về sau tôi càng thích ra đó, kéo theo cô bạn Vân mặt tròn, thấp và hiền lành – tôi chỉ có mỗi Vân là bạn – để kể cho Vân nghe những chuyện buồn và cô độc của một đứa trẻ-con-mười-bảy-tuổi. Đêm về lại thường nhớ và thao thức… Thật là kỳ lạ, những đêm ta tưởng như dài bất tận của tuổi mười bảy…
Trường tôi sửa sang lại dãy nhà một tầng cho các em lớp mười học, sửa lại phòng thí nghiệm và quét vôi màu mới, may sao vẫn để chừa lại chỗ hổng ở hàng rào cho tụi học sinh đi muộn còn có chỗ để vượt tường và chui rào, vào đến cửa lớp thì thở dốc, mặt đỏ bừng bừng. Hồi ấy lớp tôi có hai môn học không bao giờ được nghỉ tiết, đó là văn và toán. Thầy giáo toán là ông già tóc để dài chạm vai, giảng bài đến lúc trống hết tiết vang lên thì vứt viên phấn, xách cặp đi thẳng ra khỏi lớp, chẳng đợi chúng tôi đứng dậy chào. Không hiểu sao thầy đặc biệt khó tính với tôi.
Tôi còn nhớ có lần thầy gọi tôi lên bảng hỏi bài, tôi trả lời lưu loát, được 9 điểm. Hôm sau thầy gọi tôi tiếp, hôm sau nữa lại gọi… Bài kiểm tra tôi lẫn ngoặc đơn thành ngoặc vuông, không sai thầy cũng gạch cả bài toán, hạ điểm kém. Vì thế tôi học toán khá mà điểm tổng kết có khi bốn phẩy, nhiều lần ôm vở đứng khóc giữa lớp, chẳng ai bênh vực. Mãi sau này tôi vẫn ngẩn ngơ tự hỏi tại sao, và cứ sau mỗi lần vấp ngã vì tự kiêu, vì quá tự tin và thiếu chín chắn, tôi mới lờ mờ hiểu ra hàm ý của những bài-thực-tập-đầu-đời ấy.
Vậy mà thầy rất dễ tính với lớp tôi, cho học trò “nợ” điểm, học mệt rồi thầy để cả tiết học trò chuyện với lớp. Chúng tôi sợ và quý thầy, sợ nhiều hơn quý. Khi buồn thầy thường dọa sẽ nghỉ dạy lớp 11 này, sẽ xin về hưu rồi mở lớp dạy những đứa học sinh “ngoan hơn chúng mày!”. Nhưng thầy đã không bao giờ bỏ rơi chúng tôi. Thầy hay kể về những thử thách thầy đã gặp, kể về cái đói, sự nghèo khổ và cái chết. Thầy dạy chúng tôi làm toán và học cách dũng cảm trước số phận. Nếu không chắc chắn nhiều năm qua tôi đã không cứng cỏi và cố gắng được đến thế. Cố gắng vượt qua chính mình.
Lớp mười một chúng tôi hay đến trường học thêm vào chiều chủ nhật. Trường vắng và buồn, những cây xà cừ già nua gốc đầy hai vòng tay ôm vào tháng tư thường thả lá xuống xào xạc. Chúng tôi chơi đuổi bắt, chơi trốn tìm giữa những gốc cây. Tôi là con bé mơ mộng và nhút nhát, mặc chiếc áo chữa lại của mẹ lúc ngắn lúc chật và cái quần vải rộng thùng thình của bố, hay đứng nấp sau một chiếc cột ở hành lang nhìn đăm đăm sang phía Hồ Tây, phía những chiếc thuyền bơi lững thững trong ánh chiều muộn hoặc những ngọn đèn nhà ai thắp sớm, cảm thấy cuộc sống này sao thật bình yên và ngọt ngào.
Có một lần giờ giải lao, thầy giáo dạy Toán cũng bước ra đứng giữa những cây cột xây dọc hành lang ấy, và trong ánh sáng mờ mờ chiều hôm thầy hát lên một bài dân ca Malaixia về những dòng sông cuồn cuộn đổ về biển cả. Giọng thầy khàn mà ấm, nghe tha thiết. Thầy không biết hôm ấy trong bóng tối của những tàng xà cừ già sân trường có đứa học trò nhút nhát và mơ mộng đã lấy tay che đi giọt nước mắt âm ấm chảy trên má mình… Hết lớp mười hai chúng tôi ra trường, từ đó ít khi gặp lại bạn bè để được nhắc tên những kỷ niệm cũ. Nhưng tôi luôn nhớ hình ảnh người thầy giáo già năm xưa đứng hát giữa những hàng cột của ngôi trường cũ, trong bóng tối lời mờ của buổi chiều chủ nhật…
2. Tôi nhớ da diết chiếc tàu điện chạy qua cổng trường mỗi buổi sáng, rung chuông leng keng, nhìn qua cửa lớp thấy màu vàng nhạt cũ kỹ ấy thấp thoáng đi về cuối phố. Cây hoa sữa trơ trọi góc sân trường cố nở mấy chùm hoa vào mùa thu. Đứa bạn gái đứng khóc trên cửa sổ tầng ba, nước mắt rơi xuống sân trường. Những điều đó thương và gần gũi quá, tôi mang tính đa cảm và bướng bỉnh của mình vào bài văn. Cô giáo mới, đề văn lại hỏi về Từ Hải. Cả lớp cặm cụi ngồi viết, hết lời khen ngợi người anh hùng “vai năm tấc rộng thân mười thước cao”, là ước vọng của người dân xa xưa kia. Còn tôi cắn bút ngồi lưỡng lự. Tôi chỉ thấy Từ Hải ích kỷ, tính toán và ngay cả khi chết đứng vì bị lật lọng cũng chẳng bao giờ nghĩ đến Kiều – người phụ nữ đang nương tựa vào anh ta. Bài văn ấy tôi được hai điểm, cả những bài nghị luận sau tôi cũng hai, ba điểm (dám viết rằng Tài cần hơn Đức!). Bởi vì tôi nghĩ khác và viết khác. Năm ngoái, khi tôi và Vân tốt nghiệp đại học, khi những điểm Văn xa xưa không còn quan trọng nữa, cô mới nói với tôi rằng thực ra hồi đó ở lớp tôi học Văn khá, nhắc lại lần cô xin lỗi tôi và nâng điểm cho bài văn mà cô tưởng tôi nhặt ý từ đâu đó về viết.
Lớp tôi rất quý và nể phục cô, nhất là bọn con trai. Giữa năm chúng tôi học lớp mười hai thì cô nghỉ dạy, cô bệnh và yếu. Lớp ỉu xìu, không thiết gì học hành dù chỉ vài tháng nữa là đến kỳ thi tốt nghiệp rồi thi đại học. Tuần hai buổi chiều tôi cùng Vân đạp xe lóc cóc bảy tám cây số tới nhà cô, nếu khỏe cô vừa nằm trên giường vừa giảng, hai chúng tôi ngồi dưới đất lắng nghe. Không ghi chép gì cả, thế mà nhớ. Bảy mươi đề văn tham khảo thi vào đại học chúng tôi chọn lấy vài vấn đề tiêu biểu và khó nhất mang đến hỏi cô. Cô chỉ dạy chúng tôi cái gì khái quát và điển hình nhất. “Luyện thi” như thế được mười buổi thì chúng tôi bước vào kỳ thi đại học…
Tôi biết những ngày tháng ấy không bao giờ trở lại. Chúng tôi lớn lên và mỗi người tự chọn cho mình một con đường. Tôi cũng chọn một con đường để dấn thân, tìm kiếm và hy vọng. Nhưng sao cứ tha thiết nhớ về sân trường cũ rơi đầy lá xà cừ vào tháng tư, nhớ những buổi nắng chang chang tôi và Vân đến hỏi bài mà cô giáo mệt, hai đứa đành lếch thếch đạp xe về, tôi mơ ước những góc phố, những bờ rào cây mọc lan man là của riêng mình, còn Vân cứ tin tưởng tôi sẽ thành nhà thơ! Mà không hề nhận ra mình đang phải mặc áo vá, rằng cô giáo thương hai đứa ham học, gắng hết sức giảng bài cho mà không cần thù lao, rằng trước mắt chúng tôi là một con đường dài bất tận và nhiều khó khăn…
Chúng tôi giàu có vì chúng tôi đã mang theo rất nhiều kỷ niệm, có phải vậy không?
[/tab] [/tabs]

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận