Đến tuổi 18, mỗi cá nhân đều có quyền đi bầu cử, đều phải chịu trách nhiệm hành vi của mình trước Pháp luật và có quyền chọn ra con đường mình muốn đi.
Giống mọi người, tôi cũng được bố mẹ, người thân định hướng ngành học, nghề nghiệp vì họ nghĩ rằng nó tốt và phù hợp với tôi. Tuy nhiên tôi càng cố học, càng chạy theo mong muốn của bố mẹ thì càng nhận ra rằng đó không phải là ước mơ của tôi, mà là mong muốn của bố mẹ. Thế hệ cha mẹ tôi trưởng thành bằng việc kinh doanh và buôn bán chân tay, nên hiểu rõ sự cực nhọc và cái lợi khi tưởng tượng đứa con của mình mặc áo trắng doanh nhân, ngồi văn phòng bật điều hòa mát lạnh.
“Học là để ấm vào thân con ạ! Sau này đi làm văn phòng để bố mẹ con nở mày nở mặt với mọi người”, bố mẹ tôi thỉnh thoảng ngồi bên cạnh tâm sự như thế. Hai người muốn tôi là công cụ thực hiện đồng thời cũng gửi gắm vào tôinhững gì mình không thể làm. Lúc tôi học cấp 3, thị trường cổ phiếu, ngân hàng – tài chính bùng nổ, sinh viên học các ngành này được nhiều công ty trải thảm mời về làm việc với lương tháng hàng chục triệu. Thấy vậy, bố mẹ tôi hối thúc hơn nữa. Những buổi học thêm chen vào cả giờ ngày chủ nhật, ngày nghỉ duy nhất của tôi. Học phí cao nhưng tôi không tiếp thu gì được nhiều. Tôi biết sức học của mình đến đâu và hiểu đỗ vào trường Ngoại thương hay Kinh tế nằm ngoài sức mình. Các bạn tôi cũng thế, đứa giỏi hay đứa kém cũng đều bị mong muốn của bố mẹ đè nặng lên mình. Sau vài buổi, tôi đã không đi học, nhưng cũng không dám nói với bố mẹ.
Trong thời gian đó tôi có tìm hiểu về lập trình, về biến và hàm trong một đoạn code. Hóa ra để tạo dựng và vận hành một website hay một trò chơi trên máy tính là từ đây mà ra. Google đã thay đổi cách tôi học và tiếp thu, tôi dễ dàng tìm thấy những gì mình cần để học về lập trình trên công cụ tìm kiếm này. Tôi tham gia những diễn đàn công nghệ, xin mọi người hướng dẫn mình trong giai đoạn đầu tiên này. Nếu không hiểu thì có thể tìm video hướng dẫn trên Youtube hay trực tiếp cắp sách tới học những đàn anh nhiệt tình chỉ bảo trên diễn đàn. Càng học, tôi càng nhận ra đam mê của mình chính là công nghệ thông tin. Quan trọng hơn là tôi không phải đóng học phí nào cả khi tiếp cận ngành nghề đang rất phát triển trên thế giới. Cuối lớp 12, tôi được bạn bè trên diễn đàn rủ vào cùng lập trình một ứng dụng trên điện thoại. Tuy không được đón nhận lắm nhưng từ đấy chúng tôi đã rút ra kinh nghiệm cho các sản phẩm hái ra tiền sau này. Đó cũng là lúc tôi thi đại học. Tôi trượt mà không hề có cảm giác buồn.
Nhưng đối với bố mẹ tôi thì khác, đó chẳng khác gì bi kịch. Khi tôi mang số tiền học thêm trước đây ra thưa chuyện thì ngay lập tức nhận liền mấy cái bạt tai của bố. Mẹ tôi thì chỉ khóc và lập đi lập lại câu “Tại sao?”. Lúc đó công nghệ thông tin chưa phát triền như bây giờ nên đối với lời giải thích của tôi thì bố mẹ chỉ coi đó là cái công việc vớ vẩn, một sai lầm bồng bột nhất thời. Bố tôi nói rằng cho tôi mấy ngày ngồi nghĩ lại rồi bắt đầu học tiếp để năm sau thi. Năm sau không được nữa thì năm kia cũng phải thi, như thế thì đời tôi mới khá lên được. Nhưng tiếng gọi từ trái tim đã khiến tôi không thể nói dối, vài ngày sau tôi nói rằng tôi sẽ chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình và sẽ đi theo con đường IT. Bố mẹ tôi khuyên nhủ rồi đến cảnh cáo cũng không làm tôi thay đổi được. Cuối cùng bố tôi nói rằng thích làm gì thì làm nhưng đừng ngửa tay xin tiền nữa. Tôi cảm ơn bố vì đã cho phép mình được làm theo ý muốn. Ngày đầu tiên đi làm thêm ở quán cà phê trong thời gian học lập trình, tôi đã nói với bố mẹ rằng: “Con cảm ơn bố mẹ vì đã chỉ cho con thấy đường này, đường khác giữa ngã tư mà con chưa biết phải lựa chọn thế nào. Nhưng bố mẹ hãy cứ để con chọn chứ đừng dắt con đi theo đường mà bố mẹ muốn vì đó là lựa chọn của bố mẹ chứ không phải là của con”.
5 năm sau, tôi đã trở thành nhân viên chính thức của một ty tư nhân, ngạc nhiên hơn là giám đốc của tôi cũng đã trượt Đại học Bách Khoa. Sau đó anh tìm hiểu về lập trình rồi học với niềm đam mê vô hạn rồi xây dựng một công ty còn non trẻ này. Chúng tôi mỉm cười khi biết về sự tương đồng mà cả hai đã trải qua. Đúng là thế giới đủ rộng lớn để cho những giá trị khác nhau cùng tồn tại, chứ không cần phải là một sinh viên sáng giá. Đó là cách tôi bước vào cuộc đời. Tuổi 18, hãy lắng nghe trái tim mình nói và hãy đi theo tiếng gọi của nó các bạn nhé.
Trần Đức Nhân
-Từ ngày 1/4 đến hết ngày 13/5, Báo điện tử Ione.net và FPT Mạng cá cược bóng đá tổ chức cuộc thi viết “Hành trình đến tương lai”.
-Đối tượng tham dự là các bạn trẻ trong độ tuổi từ 17.
-Nội dung cuộc thi xoay quanh trăn trở của các bạn trẻ trước những lựa chọn ngành nghề hay con đường tiếp theo sau khi tốt nghiệp THPT. Bài dự thi bằng tiếng Việt có dấu, độ dài không quá 1.000 từ. Mỗi tuần, ban tổ chức sẽ chọn một bài viết được chọn để trao giải thưởng bằng tiền mặt trị giá 300.000 đồng.
-Giải thưởng tháng được công bố và trao giải trong vòng 15 ngày tiếp theo của tháng.
-Cuối chương trình, ban tổ chức sẽ lựa chọn 3 tác phẩm để trao giải nhất, nhì, ba cùng phần thưởng trị giá 3 triệu đồng, 2 triệu đồng và 1 triệu đồng.
-Bài dự thi gửi về: [email protected]