Nguyên TGĐ FPT “bật mí” bí quyết trở thành GĐ

14:11 27/05/2011

Chiều ngày 26/5, tại phòng 305, tòa C, tòa nhà Việt – Úc, Hà Nội đã diễn ra chương trình Poly khám phá với chủ về: “Sinh viên với vấn đề việc làm trong môi trường cạnh tranh khốc liệt”. Diễn giả là anh Nguyễn Thành Nam – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Phần mềm FPT.

Anh Nguyễn Thành Nam - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (trái)và MC chương trình - TS. Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Mạng cá cược bóng đá (phải)

“Em muốn làm Tổng Giám đốc, phải làm sao bây giờ anh Nam ơi?” – Mai Minh Trí, sinh viên lớp PB0701- FPT Mạng cá cược bóng đá hỏi anh Nguyễn Thành Nam – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Phần mềm lớn nhất Việt Nam – FPT Sofware. Anh Nam trầm ngâm một lúc “Có gì đâu, để cho nhanh, mở công ty đi, em là Giám đốc liền”, rồi anh tiếp tục nói như cởi lòng mình để chia sẻ cách thứ hai.

“Em muốn làm Tổng Giám đốc, phải làm sao bây giờ anh Nam ơi?” – Mai Minh Trí, sinh viên lớp PB0701 FPT Mạng cá cược bóng đá
“Em phải chuẩn bị cho mình một “background” (kiến thức nền) tốt. Ý này quan trọng: Em nên phục kích loanh quanh chức Tổng Giám đốc, tiếp theo phải thể hiện để sếp có kỳ vọng đúng về bản thân mình” – Anh Nam cởi mở.

“Đơn giản thế đấy! Anh cứ phục kích xung quanh vị trí anh Bình, đến lúc anh Bình đi, thế là anh làm Tổng Giám đốc” – anh Nam tếu táo.

Một bạn Sinh viên tiếp: “Sao phục kích xong, anh lại từ chức Tổng Giám đốc vậy ạ?”

Anh Nam thẳng thắn: “Anh là thế hệ thứ nhất sáng lập FPT, làm một thời gian rồi cũng phải chuyển giao cho đội ngũ kế cận. Giả sử anh mà làm mãi, những người định “phục kích” lên chức Tổng Giám đốc như em khó quá…”

Từ câu chuyện “Tổng Giám đốc”, anh Nam dẫn vào chủ đề chính là tìm việc và giữ việc trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Vì xét đến cùng, chức Tổng Giám đốc cũng là một việc.

“Làm sao để em được vào FSoft làm việc?” – một sinh viên giơ tay hỏi. Anh Nam truyền kinh nghiệm: “Đầu tiên là làm CV, biết cái gì ghi cái đó, ghi phóng đại sẽ mất cảm tình. Phỏng vấn chiếm 80% thành công, còn phỏng vấn vào vị trí nào, ai phỏng vấn thì lúc đó gặp anh, anh sẽ mách cho”.

Sinh viên xì xào, chắc anh giấu rồi, anh Nam cười nói: “Anh không muốn nói ngay vì giờ còn quá sớm,  học trong lúc làm là nhanh nhớ nhất, làm xong xin đi học là khó tiếp thu nhất”. Anh minh chứng bằng câu nói nói tiếng của vĩ nhân: “Nghe là quên, nhìn để nhớ, làm mới hiểu”, “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ”…

Xin việc đã khó, để giữ được công việc phải có tổng lực của nhiều yếu tố từ kiến thức đến kỹ năng. Anh Nam đặc biệt đánh giá cao tầm quan trọng của kỹ năng mềm – hiểu theo nghĩa rộng là hành xử trong cuộc sống. Đi học thì chỉ cần đủ điểm là lên lớp, nhưng đi làm không có thang điểm để đánh giá. Làm đồng nghiệp yêu quý, sếp cảm tình thì mới thăng tiến được. Còn để làm mọi người yêu quý ư? Hãy trung thực một cách khéo léo giống như chụp ảnh , chọn tư thế nào cho đẹp, góc hình nào phù hợp nhất với mình. Thử soi mình trước ống kính máy ảnh và chụp, nếu kiểu nào chưa đẹp thì xóa đi, chụp lại!

Nếu khó khăn thì phải làm sao? Hãy tạm rời xa nơi mình đang được bao bọc, để có cảm giác trơ vơ, tự biết mình là ai. Đồng thời, nếu bạn thấy thiếu cái gì để phục vụ cho công việc của mình thì học thật lực. Khó khăn dần qua đi và cơ hội sẽ đến. Và vị Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng khuyên: “Thành công không phải là đạt được mục tiêu, mà là đạt được sự tiến bộ của từng giai đoạn, nên gặp khó khăn đừng vội bi quan”.

Anh Nam hát STCo tặng sinh viên
... ký vào sổ tay tặng sinh viên có câu hỏi thú vị
...và chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ và sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá
“Đi học là đang mắc nợ xã hội. Nhiệm vụ của sinh viên bây giờ là học và tốt nghiệp đúng thời hạn, ra trường đi làm để thể hiện trách nhiệm với xã hội”. Đã vẫy chào chia tay, nhưng những lời chia sẻ chân thành của Chủ tịch Hội đồng quản trị vẫn đọng lại trong tâm trí sinh viên.

“Mỗi năm FSoft tuyển khoảng 1000 ứng viên ở tất cả các vị trí, trong đó khoảng 80% dành cho vị trí lĩnh vực công nghệ thông tin. Ứng viên của FSoft thường đến từ ĐH FPT, Bách Khoa. Sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá sẽ là ứng viên tiềm năng trong tương lai cho FSoft”Nguyễn Thành Nam – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Phần mềm FPT.

Đăng Kí học Fpoly 2023

6 bình luận trong “Nguyên TGĐ FPT “bật mí” bí quyết trở thành GĐ

  1. Muốn làm tổng giám đốc, trước tiên
    – Phải học cách nói vòng vo thật nhiều để rồi cuối cùng người ta chẳng hiểu mình nói về cái gì :-). Tưởng đùa nhưng mà đó là sự thật đấy. Các nhà quản lý chẳng ai nói về điều gì một cách cụ thể cả vì thói quen suy nghĩ của họ là thuộc tầm vĩ mô mà.
    – Có quan hệ rộng. Quan hệ dần dần tăng lên qua các buổi tiếp khách, các bữa ăn trưa, ở nơi đánh golf hoặc tennis và khả năng nói tốt về người khác một cách khéo léo.
    – Khả năng hùng biện
    – Đi đầu (làm người đầu tiên tạo ra công ty hoặc là con của người có công tạo ra công ty) 🙂
    – Và các kỹ năng chuyên biệt khác như: quản lý, đàm phán, khả năng nhận biết tương lai của công ty và của xã hội để vạch ra chiến lươc phát triển của công ty mình (tổng giám đốc không hiểu công ty của mình thì không thể làm tổng giám đốc được), khả năng về ngoại ngữ ( có thể không cần phải tiết lộ :-), và khả năng chèo chống với phong ba bão táp của cuộc đời và của công việc kinh doanh.
    – Phải biết uống rượu, nhảy disco và hát caraoke 🙂

  2. “Mỗi năm FSoft tuyển khoảng 1000 ứng viên ở tất cả các vị trí, trong đó khoảng 80% dành cho vị trí lĩnh vực công nghệ thông tin. Ứng viên của FSoft thường đến từ ĐH FPT, Bách Khoa. Sinh viên Cao đẳng thực hành FPT sẽ là ứng viên tiềm năng trong tương lai cho FSoft”Nguyễn Thành Nam – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (Trích nguyên văn từ bài báo)
    Vậy cho mình hỏi là với tiêu chí như vậy mà tại sao em cùng nhiều bạn khác là sinh viên được đào tạo từ hệ thống APTECH của FPT mà ra trường muốn vào làm tại FSOFT thì cơ hội gần như bằng không???
    Lúc nhập học là có cả hợp đồng bảo đảm sinh viên hoàn thành khóa học sẽ được đảm bảo việc làm. Vậy mà bây giờ thì bản hợp đồng đó được xem như đồ chơi. Mình thật sự rất thất vọng. Đặt niềm tin vào 1 thương hiệu lớn để rồi lẩn quẩn đi xin việc và nhìn thấy những cái lắc đầu ngán ngẩm của người tuyển dụng khi thấy hồ sơ ghi sinh viên FPT-Aptech

    1. Bạn cho mình biết bằng chứng chỉ của bạn xếp loại gì?

      Nhà tuyển dụng nào cũng vậy… nếu không phải chứng chỉ loại giỏi thì bạn phải giỏi trong quan hệ…
      Hãy nhìn nhận chính xác về mình đang ở đâu lúc đó bạn sẽ hiểu tại sao…^^

  3. sinh viên đi học ra trường đúng hạn để đi làm là trách nhiệm với xã hội nhưng sinh viên có một số bộ phận đi học không nghỉ đến việc đi làm, không cần ra trường, chỉ học để thỏa mãn cái hiểu biết (trong giới hạn nào đó chứ không hề muốn học thêm để nâng cao hiểu biết) và thỏa mãn ý thích của cá nhân như chơi game. do sống trong môi trường khép kín không biết xã hội là thế nào, kỹ năng mền rất kém. vaayjj có được quan tâm trọng dụng không

Bình Luận