Cả thế giới đang chuyển động theo Project Base Learning

9:21 02/10/2015

Học tập qua dự án (Project Base Learning – PBL) ra đời cũng nằm trong xu thế thay đổi liên tục, thay đổi không ngừng của giáo dục. Những người ủng hộ phương pháp học tập qua dự án dựa trên nhiều trích dẫn lợi ích các chiến lược sử dụng trong lớp học dự án bao gồm cả sự hiểu biết hơn về chiều sâu của khái niệm, phạm vi kiến thức cơ bản rộng lớn hơn, cải thiện kĩ năng giao tiếp giữa các cá nhân và kĩ năng xã hội, kĩ năng sáng tạo, cải thiện kĩ năng viết…

Lớp học của thế kỉ 21 – Lớp học của ngày mai.

Nhìn lại con đường chúng ta đã đi từ lúc bắt đầu tới ngày hôm nay. Mục đích của việc thay đổi phương pháp, thay đổi các kĩ thuật giảng dạy để làm gì? Thế kỉ 21 sản sinh ra những lớp học kiểu mới. Giáo viên sử dụng các kĩ thuật mới, những phương pháp mới để trao quyền cho học sinh theo nhiều cách khác nhau giúp học sinh kết nối, giao tiếp, cộng tác và tạo nên một môi trường học tập tích cực, với nhiều yếu tố hỗ trợ (tích hợp phương tiện công nghệ, hỗ trợ hình ảnh..), giúp họ phát triển. Một trong những mục đích của các cuộc cải các giáo dục là để học sinh được học tập trong một môi trường học tập đích thực hơn, các tương tác đi ra ngoài phạm vi lớp học và những người bạn cùng lớp, cùng khu vực trở thành những hoạt động đa tương tác, đa quốc gia.

Thay đổi của thời đại

Theo kịp sự thay đổi của thời đại, các giáo viên được yêu cầu sử dụng các công cụ và phương tiện của thế kỉ 21. Đối với những giáo viên mới bắt đầu, họ có những nguồn lực công nghệ cao hỗ trợ để giúp họ liên tục cập nhật những tin tức mới nhất của khoa học, của công nghệ cho giáo dục qua Edudemic, Edutopia, Edshelf..; các nguồn video cơ bản và hữu ích – Youtube, TED Ed..; để lưu giữ và ghi chú tất cả các file – Google, Evernote,..

Tương lai giáo dục với phiên bản mới

Giáo dục thế kỉ 21 trao quyền cho những người học thời đại mới – Thời đại số hóa từ khá sớm. Phần lớn học sinh sử dụng điện thoại thông minh và được kết nối internet. Học sinh thế kỉ 21 cũng tin tưởng và thích việc học tập qua các yếu tố công nghệ, thích tìm hiểu những hoạt động đích thực, gần gũi với cuộc sống hơn. Giáo dục không còn chỉ là thầy giảng, trò bị động ghi chép. Với sức mạnh của internet, người học có được nhiều thông tin hơn bao giờ hết.

Học tập qua dự án ra đời như một xu thế của thời đại

Học tập qua dự án (PBL) ra đời cũng nằm trong xu thế thay đổi liên tục, thay đổi không ngừng của giáo dục. Những người ủng hộ phương pháp học tập qua dự án dựa trên nhiều trích dẫn lợi ích các chiến lược sử dụng trong lớp học dự án bao gồm cả sự hiểu biết hơn về chiều sâu của khái niệm, phạm vi kiến thức cơ bản rộng lớn hơn, cải thiện kĩ năng giao tiếp giữa các cá nhân và kĩ năng xã hội, kĩ năng sáng tạo, cải thiện kĩ năng viết…

Học tập qua dự án bắt đầu từ thời điểm nào?

John Dewey là người đặt nền móng cho quan điểm “vừa học vừa làm”. Trong My Pedagogical Creed (1897), Dewey thể hiện niềm tin mãnh liệt của mình vào giáo dục: “Giáo viên không ở trường để áp đặt ý tưởng nhất định hoặc để tạo những thói quen nhất định ở những đứa trẻ, nhưng khi một thành viên của cộng động lựa chọn sự ảnh hưởng đó tới những đứa trẻ… Tôi tin rằng, đó là những hoạt động có ý nghĩa hoặc những hoạt động có tính xây dựng như là vòng tròn tương quan” (Dewey, 1897[1]).

Sawyer đã trích dẫn nghiên cứu của Rivet & Krajcki (2004)[2] rằng “nghiên cứu đã chứng minh học sinh trong lớp học theo dự án có được điểm số cao hơn so với học sinh trong lớp học truyền thống”.

Markham (2011[3]) mô tả việc học tập dựa trên dự án (PBL): Học sinh không chỉ tìm hiểu kiến thức và các yếu tố thuộc chương trình giảng dạy mà còn áp dụng những gì họ biết để giải quyết các vấn đề thực. Học sinh học theo dự án được hưởng những lợi ích từ những công cụ kĩ thuậ­t số để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, những sản phẩm hợp tác. PBL đồng thời cũng tập trung hơn vào việc giáo dục học sinh, không đơn thuần chỉ là tập trung vào chương trình giảng dạy – Đây là một sự thay đổi bắt buộc mang tính toàn cầu, tài sản mang lại cho thế giới khi ấy chính là niềm đam mê, sự sáng tạo, sự đồng cảm, và khả năng học được cả những điều không được giảng dạy trong một cuốn sách giáo khoa thông qua trải nghiệm.[4]

 Thay đổi của luồng gió mới?

Luồng gió học tập qua dự án mang theo nhiều yếu tố mới, trong đó có sự thay đổi vai trò của người dạy và người học. Học sinh với những công cụ trong tay, theo đuổi các giải pháp cho các vấn đề bằng cách đặt câu hỏi, tranh luận, đưa ra ý kiến, đưa ra dự án, lập kế hoạch, thực hiện các thí nghiệm, thu thập và phân tích dữ liệu, rút ra kết luận, truyền đạt ý tưởng của mình và để người khác phát hiện, đặt những câu hỏi mới, từ đó tạo ra kiến thức mới.[5] Sản phẩm cuối cùng có thể bao gồm một loạt các tác phẩm, các bản vẽ, một cuộc biểu diễn, một cuộc triển lãm, video hay những bài thuyết trình với sự tham gia của các yếu tố công nghệ.

Vai trò của học sinh vì vậy thay đổi một cách tích cực so với truyền thống. Người thầy lúc này chuyển sang vai trò hỗ trợ. Họ cũng không từ bỏ hoàn toàn quyền kiểm soát lớp học, sự hợp tác của học sinh, nhưng thay vì phát triển một bầu không khí chia sẻ trách nhiệm, giáo viên chuyển sang hướng dẫn học sinh cấu trúc các câu hỏi/ vấn đề để hướng quá trình học tập của học sinh phù hợp với nội dung. Họ đồng thời cũng điều chỉnh sự thành công của người học liên tục thông qua các mục tiêu chuyển tiếp đảm bảo dự án của học sinh vẫn đúng trọng tâm, và học sinh có một sự hiểu biết sâu sắc về khái niệm đang tìm hiểu. Học sinh cũng được một tổ chức có trách nhiệm đánh giá các hoạt động học tập thông qua những thông tin phản hồi và đánh giá liên tục. Việc sử dụng những đánh giá này để hướng dẫn quá trình học tập của học sinh, đồng thời đảm bảo học sinh học đúng nội dung yêu cầu. Sau khi dự án được hoàn thành, giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình bằng cách đánh giá các sản phẩm học tập hoàn thiện.

Với PBL, người học không chỉ hiểu được nội dung một cách sâu sắc hơn mà còn học cách chịu trách nhiệm và xây dựng lòng tin, giải quyết vấn đề, làm việc cộng tác, truyền đạt ý tưởng, sáng tạo và sáng tạo. Các tiêu chuẩn nhấn mạnh ứng dụng kiến thứcvào thực tế, và sự phát triển kĩ năng thế kỷ 21 như tư duy phê phán, giao tiếp trong một loạt các phương tiện truyền thông, và hợp tác, PBL cung cấp một cách hiệu quả để giải quyết các tiêu chuẩn đó.

Cả thế giới đang chuyển động theo PBL

Tại sao rất nhiều những nhà giáo dục trên toàn thế giới quan tâm đến phương pháp giảng dạy này? Câu trả lời là sự kết hợp lí do vượt thời gian từ thế kỉ trước và sự phát triển gần đây. Thế kỉ 21 dường như là thời đại của PBL với sự tham gia của hàng loạt các trường đại học: ĐH Oxford Brookes (Anh), ĐH Baysal (Thổ Nhĩ Kỳ), ĐH Putra (Malaysia), ĐH Kuala Lumpur (Malaysia), ĐH Fu-Jen Catholic , ĐH Antwerp (Bỉ), ĐH Michigan, Viện Giáo dục Hồng Kông, ĐH Nam Úc, ĐH Bang Minnesota, ĐH Ryerson, ĐH Toronto, ĐH Georgia, ĐH Loughborough, ĐH Masaryk (Séc), ĐH Utah State, …..Kinh nghiệm của hàng ngàn giáo viên ở tất cả các cấp và các môn học, thông qua những nghiên cứu đã khẳng định rằng PBL là một phương pháp hiệu quả và đầy thú vị để tìm hiểu và phát triển năng lực học tập sâu, mang đến những thành công trong quá trình học ở các trường đại học, trong sự nghiệp và trong đời sống công dân. Một người học thành công, một công dân ưu tú của thời đại mới, của thế kỉ 21 đòi hỏi nhiều hơn những kiến thức và kĩ năng cơ bản, PBL đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đó. Mô hình hiện tại của PBL không giống như một số ví dụ trong quá khứ “làm dự án” (doing projects), trong đó kết quả học của người học là không rõ ràng. Một hình chặt chẽ và hiệu quả của PBL, như của BIE xây dựng, đã được tinh chế và thử nghiệm trong những năm gần đây với các thiết lập với nhiều đối tượng, và cấp học.

Theo Hoàng Giang Quỳnh Anh | Đại học FPT

[1] John Dewey, Education and Experience, 1938/1997. New York. Touchstone.

[2] Sawyer, R. K. (2006) The Cambridge Handbook of the Learning Sciences. New York: Cambridge University Press.

[3] Markham, T. (2011). Project Based Learning. Teacher Librarian, 39(2), 38-42.

[4] Reeves, Diane Lindsey (2009), STICKY LEARNING. Raleigh, North Carolina: Bright Futures Press.

[5] Blumenfeld, P. C., Soloway, E., Marx, R. W., Krajcik, J. S., Guzdial, M., & Palincsar, A. (1991). Motivating project-based learning: Sustaining the doing, supporting the learning. Educational psychologist26(3-4), 369-398.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận